Thứ Hai, 29/07/2019 21:56

Cho tôm sú ở chung với sò huyết, bỏ 1 đồng vốn thu 4 đồng lời

Nhờ thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, dự án “Nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm sú trong vuông quảng canh” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau hỗ trợ thực hiện tại 3 xã của huyện Năm Căn mang lại hiệu quả khá cao.

Do Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn (Cà Mau) chủ trì thực hiện, dự án được triển khai tại 3 xã Đất Mới, xã Hiệp Tùng và xã Hàng Vịnh, thí điểm tại 55 hộ với diện tích hơn 55ha. Tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ 547 triệu đồng, người dân đối ứng 747 triệu đồng.

Cho tôm sú ở chung với sò huyết, bỏ 1 đồng vốn thu 4 đồng lời hình ảnh 1

Mô hình nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm sú trong vuông quảng canh đang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nông dân huyện Năm Căn (Cà Mau).

Ban đầu, sò giống được thả nuôi có kích cỡ từ 700 - 800 con/kg. Sau khoảng 8 tháng, tỷ lệ sống khoảng 70 - 80%, sò đạt trọng lượng từ 60 - 80 con/kg được bán với giá 100 - 120 ngàn đồng/kg.

Ông Lê Văn Dũng (ấp Nàng Kèo, xã Hiệp Tùng) chia sẻ: “Đối với con sò, nếu mình bỏ ra một đồng vốn thì có thể lấy lại từ bốn đến năm đồng lời. Sò giống phải lấy từ bãi bồi ở biển, chứ lấy con giống được ương thì nuôi không đạt hiệu quả cao”. Theo ông Lê Quốc Việt ở ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, với mô hình  nuôi sò huyết trong vuông tôm, một năm nếu bỏ ra 10 triệu đồng thì có thể thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Những hộ dân được lựa chọn tham gia dự án đa phần là hộ cận nghèo. Chính vì vậy, với kết quả ban đầu mô hình mang lại, đây sẽ là “cần câu” để người dân tiếp tục đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với những hộ tham gia dự án này là việc duy trì nguồn vốn và nguồn giống sò không đảm bảo do không xác định được nguồn gốc.

Cho tôm sú ở chung với sò huyết, bỏ 1 đồng vốn thu 4 đồng lời hình ảnh 2

Theo các hộ dân tham gia dự án, với mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm, một năm nếu bỏ ra 10 triệu đồng thì có thể thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Việc triển khai dự án dành cho những hộ cận nghèo tham gia nhằm giúp họ tận dụng nguồn vốn này để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương”.

Hiện nay, tại huyện Năm Căn, ngoài con tôm và con cua thì sò huyết được người dân đánh giá là loài thủy sản dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, đầu ra luôn ổn định. Hơn nữa, nuôi sò huyết còn được xác định là một trong những loại hình sản xuất chủ lực của huyện trong thời gian tới. Nếu được đảm bảo về nguồn giống đạt chất lượng, cùng với sự hỗ trợ về quy trình, kỹ thuật nuôi của ngành chức năng, thì mô hình rất đáng được nhân rộng để người dân phát triển kinh tế gia đình.

T.Vũ

Dân Việt

Các tin tức khác

>   Mận tím "khổng lồ" Trung Quốc bán đầy đường Sài Gòn (29/07/2019)

>   Giá heo dự báo tăng mạnh vào nửa cuối năm (28/07/2019)

>   Trồng rau má trên bờ ao tôm ở Cà Mau lãi cao (27/07/2019)

>   Nỗi khổ người làm nông sản sạch khi rủi ro vô cùng nhiều (26/07/2019)

>   Gần nửa triệu đồng một kg dọc mùng sấy khô (24/07/2019)

>   Dân miền Tây kiếm tiền triệu nhờ... đám lá tối trời (23/07/2019)

>   Giá heo hơi hôm nay 23/07: Nam tiêu thụ chậm, Bắc quay đầu giảm (23/07/2019)

>   TP.HCM chi 10 triệu USD nhập thịt heo, giá 30.000 đồng/kg (22/07/2019)

>   Nhập khẩu thịt heo tăng gần 6 lần (22/07/2019)

>   Mực chế biến của Việt Nam xuất sang Nhật rẻ hơn 4 lần hàng Thái (22/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật