Thứ Ba, 02/07/2019 09:16

Bất động sản TP HCM vẫn thu hút vốn ngoại

Theo số liệu của Cục Thống kê TP HCM, trong nửa đầu năm 2019, TP có 572 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 528 triệu USD. Đồng thời, có thêm 137 lượt dự án với tổng vốn đăng ký thêm 285 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2.209 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đạt 2,27 tỉ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ.

Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp FDI vào TP đạt hơn 3 tỉ USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD, chiếm 42,7% tổng vốn dự án được cấp phép mới. Tiếp theo là các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; ngành thương nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo…

Bên cạnh những dự án được cấp phép mới, trong nửa đầu năm, TP cũng có 73 dự án chuyển đi tỉnh, thành khác, giải thể và rút phép trước thời hạn với tổng vốn đầu tư 77,2 triệu USD.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), thị trường bất động sản trên địa bàn TP đang bị sụt giảm quy mô, sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, căn hộ nhà ở xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư, giảm 16 dự án so với cùng kỳ năm ngoái; chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai với tổng số 7.313 căn hộ, giảm 10 dự án so với cùng kỳ năm ngoái… Các phân khúc căn hộ cao cấp, căn hộ bình dân cũng giảm mạnh so với cùng kỳ.

Tại cuộc họp báo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm do Cục Thống kê TP HCM tổ chức mới đây, một số ý kiến băn khoăn về việc vì sao vốn ngoại đổ vào TP đứng đầu các lĩnh vực nhưng số lượng dự án lại sụt giảm mạnh, nguồn cung suy giảm?

Lý giải vấn đề này, lãnh đạo Cục Thống kê TP cho rằng bất động sản là lĩnh vực đặc thù, từ khi đăng ký cấp phép, được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án cần nhiều thời gian, thậm chí vài năm… Do đó, việc vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản TP cần độ trễ để triển khai thành dự án và không có mâu thuẫn với tình hình thực tế quy mô, nguồn cung sụt giảm trên thị trường này.

Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường bất động sản TPHCM 6 tháng đầu năm (09/07/2019)

>   Đà Nẵng chuyển 2 khu công nghiệp sang đất ở, thương mại dịch vụ (30/06/2019)

>   Có sổ hồng vẫn không được xây nhà… (30/06/2019)

>   Số dự án được chấp thuận đầu tư tại TP HCM giảm hơn 80% (30/06/2019)

>   Giá đất vùng ven Đà Lạt tăng vọt (29/06/2019)

>   6 lý do nhà ở trung tâm Sài Gòn đắt kỷ lục vẫn được săn lùng (29/06/2019)

>   Phát Đạt nhận giải thưởng Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018 (28/06/2019)

>   Luật "đá" luật trong quản lý đất đai (27/06/2019)

>   Ái nữ Tân Hiệp Phát thành lập hơn chục công ty bất động sản vốn nghìn tỷ đồng (27/06/2019)

>   Đà Nẵng bán 2 lô đất công viên 29-3, dân đòi làm cho rõ (26/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật