Thứ Ba, 04/06/2019 10:17

Tín dụng đen "núp bóng" doanh nghiệp

Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương. Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng.

*NHNN: Kế hoạch hạn chế “tín dụng đen”

Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự với thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp. Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt động cho vay không thế chấp, huy động vốn, kinh doanh tài chính, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay) nhằm thu lợi bất chính.

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời tập trung triển khai các biện pháp, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp đối với tội phạm này.

Phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về kinh tế - xã hội vừa qua, một số ĐBQH cho rằng, nhiều cử tri lo lắng trước tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen ngày càng tăng, không chỉ ở các thành phố lớn mà đã xuất hiện cả ở nông thôn, các vùng xa xôi, hẻo lánh. Hệ lụy là nhiều gia đình tan gia, bại sản, gây mất trật tự an ninh, xã hội.

Đề cập đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, ông Trần Xuân Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho biết, thời gian qua, tình hình các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Xuất hiện ở nhiều địa bàn, không chỉ ở các trung tâm huyện, thị mà về tận vùng nông thôn, buôn làng. Nổi lên là các nhóm đối tượng cho vay tín chấp, núp bóng dưới hình thức kinh doanh dịch vụ cầm đồ, công ty tài chính, công ty đòi nợ thuê…(có cấp phép hoặc không có cấp phép, treo biển hoặc không có treo biển), tổ chức phát tờ rơi, dán quảng cáo, đăng thông tin trên các trang mạng, thực chất là hoạt động tín dụng đen gây khó khăn cho công tác quản lý, phòng ngừa đấu tranh, từ đó nảy sinh các vấn đề phức tạp về tội phạm hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội.

Ông Hải cho biết thêm, theo báo cáo của Công an tỉnh Đăk Nông, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 186 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ (có 165 cơ sở có Giấy phép đăng ký kinh doanh), trong đó có 38 cơ sở với 38 đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan đến tín dụng đen. Qua rà soát của Công an tỉnh, phát hiện trên địa bàn có 04 nhóm với 27 đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động tín dụng đen. Các đối tượng chủ yếu dùng tờ rơi tiếp thị với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người vay như: Vay không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay…trên thực tế thì người vay phải trả lãi suất rất cao (từ 282-365%/năm), nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ do lãi mẹ đẻ lãi con. Khi đó, bọn chúng sẽ có nhiều thủ đoạn đòi nợ hết sức manh động, gây sức ép đối với người đi vay và nhân thân của họ như: Đe dọa, khủng bố về tinh thần, sử dụng vũ lực (ở mức độ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), đổ chất thải, chất bẩn vào nơi ở, nơi sinh hoạt của người vay, tụ tập đông người tại nơi làm việc, kinh doanh, sản xuất của họ và người thân để gây sức ép, thuê người các đối tượng hình sự, thanh thiếu niên hư hỏng để đe dọa, gây sức ép…

Còn ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, không khó để bắt gặp các hình thức quảng cáo cho vay với thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp tài sản, chỉ cần photo một số giấy tờ tùy thân như CMND, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe, đăng ký xe máy là nhận tiền ngay tại các khu vực công cộng. Trên những cột điện, gốc cây, ở nhiều con ngõ, ngách, đặc biệt trên mạng xã hội hoặc núp bóng dưới hình thức cửa hàng cầm đồ, công ty tư vấn đầu tư, dịch vụ tài chính. Ngoài những đối tượng chơi lô, đề, cờ bạc hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác tìm đến tín dụng đen thì đối tượng vay hiện nay còn là những người có kinh tế khó khăn, thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc những người có khó khăn đột xuất cần tiền để giải quyết. Họ cho rằng chỉ cần vay vài ngày rồi trả, lãi cao một chút nhưng số tiền vay không quá lớn nên không đáng lo.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   HDBank: Cầu vồng sau mưa? (05/06/2019)

>   NHNN: Kế hoạch hạn chế “tín dụng đen” (03/06/2019)

>   Lãi suất tiền gửi không đổi, tỷ giá tăng nhẹ (03/06/2019)

>   Quả bóng tỷ giá được chuyền cho các ngân hàng (03/06/2019)

>   Sacombank triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 16/06 (03/06/2019)

>   Tỷ giá trung tâm và giá USD lao dốc (03/06/2019)

>   Gia tăng nạn trộm tiền trước khi đổi sang thẻ chip (03/06/2019)

>   Lãi suất tiền gửi cá nhân tại ngân hàng nào cao nhất? (03/06/2019)

>   Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ lần hai vào ngày 21/06 (01/06/2019)

>   Sacombank Pay ra mắt nhiều tính năng mới (01/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật