IR quan trọng đến đâu?
Quan hệ Nhà đầu tư (IR) bao gồm tài chính, truyền tải thông tin và tiếp thị để kiểm soát có hiệu quả dòng chảy thông tin giữa công ty niêm yết, nhà đầu tư và các bên liên quan.
* IR – Hiểu thế nào cho đúng?
Nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong thành công và đà tăng trưởng của một công ty. Cũng vì lẽ đó, việc duy trì mối quan hệ bền chặt và minh bạch với nhà đầu tư là điều tối quan trọng. Đó là nơi bộ phận IR của một công ty thể hiện vai trò của họ.
Bài viết này góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cảnh về quan hệ nhà đầu tư cũng như bóc tách IR ra thành từng phân khúc dễ quản lý và cụ thể hơn.
Mục tiêu của IR là gì?
Những mục tiêu chính của nghề IR là:
- Để giúp công ty đạt được mức giá cổ phiếu tối ưu, phản ánh được giá trị nền tảng của một công ty.
- Truyền tải thông tin công ty tới nhà đầu tư và truyền tải thông tin nhà đầu tư tới công ty.
- Cung cấp thông tin tài chính cho nhà đầu tư (cả nhỏ lẻ và tổ chức) kịp lúc và chính xác.
- Cung cấp dữ liệu phi tài chính để hỗ trợ định giá công ty.
- Quan sát quy định của Ủy ban chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.
- Trình bày những phản hồi của nhà đầu tư tới ban quản lý công ty.
- Xây dựng thị trường vốn dễ tiếp nhận các nguồn tài trợ trong tương lai với các điều khoản thuận lợi.
Bộ phận IR
Như đã thể hiện ở trên, nhà đầu tư là một mảnh ghép vô cùng quan trọng với một công ty. Gần như tất cả công ty mà bạn biết phải cám ơn nhà đầu tư vì không những lên chung thuyền cùng với công ty mà còn tạo điều kiện cho những thành công của công ty. Do đó, quan trọng là công ty phải truyền tải một cách hiệu quả và thành thật với nhà đầu tư. Cũng vì thế, các công ty thường xây dựng và phụ thuộc vào bộ phận IR.
Tùy vào quy mô của doanh nghiệp cũng như số lượng người đầu tư vào doanh nghiệp đó, bộ phận IR có thể đặt vào tay một người hoặc một nhóm người. Nói rộng ra, bộ phận IR giữ dòng chảy thông tin giữa nhà đầu tư và công ty trở nên cởi mở hơn.
Thế nhưng, để thực sự hiểu được tầm quan trọng của bộ phận IR và tầm quan trọng của nó trong một công ty, chúng ta cần phải tách biệt những vai trò khác nhau mà những cá nhân hoặc các nhóm trong bộ phận này cần phải thực hiện.
Làm việc với nhà đầu tư
Các giám đốc của công ty – cụ thể là Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính – có lượng công việc chồng chất cần phải giải quyết mỗi ngày. Để giúp họ giải quyết một số công việc đó, bộ phận IR thường là nơi đón nhận những phản hồi từ nhà đầu tư và cũng sẽ là cánh cổng thông tin để công ty truyền tải tới nhà đầu tư.
Có thể dễ hiểu hơn nếu nghĩ IR giống như bộ mặt của công ty trong thị trường vốn. Dĩ nhiên, nhà đầu tư và cổ đông – cũng như nhiều người khác – xem CEO hoặc CFO là bộ mặt của công ty, nhưng khi bạn phân tích hoạt động bên trong của các công ty niêm yết hàng đầu, bộ phận IR thường xen giữa tất cả.
Truyền tải thông tin
IR đóng vai trò là cổng thông tin để từ đó nhà đầu tư và các giám đốc của công ty giao tiếp với nhau.
Cụ thể hơn, phần đầu tiên trong vai trò của IR là tạo ra các kênh truyền tải thông tin cho ba bên. Nhà đầu tư, chuyên viên phân tích và bất kỳ ai khác có đòi hỏi hoặc cần biết thông tin từ một công ty thường tìm tới bộ phận IR – vốn đóng vai trò nhận thông tin từ các bên. Mặc dù bộ phận IR có khả năng xử lý, chuyển đi, chuyển xuống hoặc giao việc ở nơi khác, nhưng bộ phận này sẽ không làm việc với các cấp cao hơn. Việc xử lý thông tin từ ba bên này là rất quan trọng để tránh làm quá tải công việc của các giám đốc điều hành – những người đang có nhiệm vụ quan trọng khác cần phải giải quyết – khi mọi yêu cầu về thông tin tìm đến trước cửa của công ty.
Phần thứ hai là biên dịch. IR đóng vai trò là “người” phiên dịch thông tin theo ngôn ngữ mà nhà đầu tư muốn. Điều chúng tôi muốn nói là IR truyền đạt cho giám đốc điều hành về cách thức các nhà đầu tư nhìn nhận về công ty. IR hoạt động để chuyển tiếp những gì cộng đồng nhà đầu tư có thể xem là tài sản và sai sót, những gì họ muốn được thay đổi, những gì họ không hiểu và quan trọng hơn hết là điều gì sẽ thúc đẩy giá trị của cổ phiếu dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư hiện tại và dự đoán.
Phần cuối cùng là chuyển tải giá trị, lợi ích, vị thế và câu trả lời của công ty tới các nhà đầu tư dưới dạng ngôn ngữ mà họ hiểu, cụ thể như biên lợi nhuận, dự phóng, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và cổ tức.
Chức năng quan hệ nhà đầu tư
Những thứ được đề cập ở trên đều có liên quan tới chức năng IR, nhưng trên quy mô khá lớn. Cái khó trong việc bóc tách IR là vô số chi tiết nhỏ xung quanh chức năng của bộ phận IR trong một công ty. Bài viết nhấn mạnh các bộ phận IR phục vụ nhiều chức năng khác nhau và đóng một loạt các vai trò.
Một số chức năng khác IR bao gồm:
- Điều phối các cuộc họp.
- Tổ chức hội nghị cho các cổ đông và giới báo chí.
- Phát hành thông tin tài chính.
- Nộp và xuất bản báo cáo cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán hoặc hoa hồng liên quan khác (tùy thuộc vào nơi công ty được liệt kê).
Do IR thực hiện rất nhiều nhiệm vụ và chức năng nên bộ phận này cần phải gắn kết với gần như tất cả bộ phận khác trong công ty, như bộ phận kế toán và pháp lý, cũng như với toàn bộ đội ngũ quản lý điều hành.
Lợi ích của đội ngũ IR tốt là:
- Duy trì cơ sở cổ đông trung thành.
- Nâng cao giá trị cổ đông dài hạn.
- Đảm bảo thị trường vốn dễ tiếp nhận các nguồn tài chính trong tương lai với các điều khoản thuận lợi.
- Giảm chi phí sử dụng vốn.
- Xây dựng uy tín lâu dài với cộng đồng đầu tư.
Vũ Hạo (Theo CFI)
FiLi
|