Thứ Năm, 20/06/2019 10:20

HAH - Bao giờ thoát kiếp giằng co?

HAH đã dịch chuyển ngang trong suốt gần 12 tháng qua. Câu hỏi đặt ra của nhà đầu tư là đến khi nào thì cổ phiếu này mới thoát ra khỏi tình trạng này.

Chứng khoán cơ bản - Định hướng đúng, đầu tư thành công

Học phân tích kỹ thuật với những chuyên gia hàng đầu

Tàu HAIAN TIME lưu thông qua cầu Bạch Đằng. Nguồn: HAH

Các yếu tố khiến giá lao dốc mạnh

Cầu Bạch Đằng khiến cho nhiều cảng ở Hải Phòng gặp bất lợi. Sự lao dốc cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An được giới phân tích lý giải là bắt nguồn từ việc hoàn thành cầu Bạch Đằng. Điều này khiến nhóm cảng biển Hải Phòng có sự phân chia làm hai khu.

Khu ngoài cầu Bạch Đằng sẽ tập trung đón nhận các tàu có tải trọng lớn (trên 10,000 DWT).

Khu trong cầu sẽ đón các tàu có trọng tải vừa và nhỏ hoặc phải thay đổi công năng làm cảng trung chuyển, cảng sông. Nhìn chung, triển vọng sẽ kém đi so với các cảng ở khu ngoài cầu.

Vị trí của Cảng Hải An. Nguồn: Google Maps

Transimex liên tục thoái vốn. CTCP Transimex (HOSE: TMS) thường xuyên bán ra cổ phiếu HAH trong thời gian qua. Cuối năm 2017, TMS sở hữu đến 17.48% cổ phần tại HAH. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 6.65%. Và tính đến đầu tháng 6/2019, con số này đã giảm xuống dưới 1%.

Vào ngày 04/06/2019, TMS đã ra thông báo đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phiếu còn lại (tương đương 455,505 cổ phiếu). Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 10/06/2019 đến ngày 09/07/2019. Nếu thực hiện thành công thì TMS sẽ không còn sở hữu cổ phần tại HAH.

Ngoài ra, sự cạnh tranh ở khu vực Hải Phòng cũng khốc liệt hơn với sự xuất hiện của cảng Lạch Huyện, Nam Đình Vũ… Tuy nhiên, ở đây người viết chỉ thuần túy đề cập đến phương diện phân tích kỹ thuật và so sánh đồ thị giá với các case study điển hình ở thị trường chứng khoán Việt Nam chứ không bàn nhiều về các yếu tố cơ bản.

Giá tạo đáy trong vùng 11,000-11,500

Kênh giá đi ngang được thiết lập. Sau hơn 2 năm sụt giảm liên tục, HAH đã tạo đáy thấp nhất lịch sử vào tháng 07/2018. Kể từ đó, giá bắt đầu hình thành một kênh giá đi ngang với cận trên là vùng 12,500-13,000 và cận dưới là vùng 11,000-11,500.

Nguồn: VietstockUpdater

CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) là trường hợp đáng để tham khảo. Một trường hợp tương tự và có thể gợi ý tương lai của cổ phiếu HAH chính là NAF. Cổ phiếu này liên tục giảm từ tháng 09/2016 đến tháng 08/2018. Sau đó, quá trình giằng co tích lũy bắt đầu và duy trì trong nhiều tháng.

Đến cuối tháng 12/2018, giá đã phá vỡ trendline dài hạn và ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% (tương đương vùng 11,500-12,000). Kể từ đó, giá liên tục bứt phá mạnh và đã đạt tới vùng mục tiêu 17,000-17,500 theo nguyên lý đối xứng (symmetry).

Nguồn: VietstockUpdater

Điều kiện để tăng trưởng trở lại

Giá HAH vẫn chưa thoát khỏi kênh đi ngang. Đường trendline dài hạn và ngưỡng Fibonacci Projection 23.6% đang nằm trong vùng 12,500-13,500.

Nếu phá vỡ hoàn toàn được vùng trên thì kịch bản của NAF sẽ lặp lại trên HAH. Khi đó, mục tiêu giá (target price) sẽ là vùng 15,000-15,500.

Hiện tại, nếu giá tiếp tục điều chỉnh thì nhà đầu tư có thể bắt đáy từ từ trong vùng 11,000-11,500.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 14/06: Bullish Engulfing xuất hiện (14/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/06: Vùng 940-952 điểm đang đóng vai trò hỗ trợ (13/06/2019)

>   Ngày 13/06/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/06: Khó vượt kháng cự mạnh (12/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/06: Giằng co khi test đường SMA 100 ngày (11/06/2019)

>   Ngày 11/06/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/06: Rising Window xuất hiện (10/06/2019)

>   Tuần 10-14/06/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (10/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 10-14/06/2019 (09/06/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/06: Liên tục giằng co (07/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật