Thứ Bảy, 29/06/2019 09:47

Trực tuyến

ĐHĐCĐ Minh Phú: Giảm kế hoạch 2019 do tình hình không thuận lợi, cam kết cổ tức từ 2021 tối đa 70%

Sáng 29/06, ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) được tổ chức khá trễ, khi 9h30 mới bắt đầu. Đại hội lần này của MPC đánh dấu một bước ngoặt mới khi Mitsui & Co nắm giữ hơn 35% vốn và sẽ bầu lại toàn bộ HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 nhằm đảm bảo 1/3 số lượng là thành viên HĐQT độc lập.

Nói về mục đích tham gia vào Minh Phú, đại diện Mitsu & Co cho biết, Tập đoàn sẽ đi sâu vào nhiều mảng của Minh Phú, như làm sao giảm vòng quay hàng tồn kho, đảm bảo lợi nhuận cao. Ngoài ra, Mitsu sẽ tham gia ban điều hành, chính sách phát triển cũng như đóng góp vào chương trình công nghệ thông tin của Minh Phú. "Tập đoàn cũng dự định đưa nhân viên của mình để bán hàng cho Minh Phú. Chúng tôi là nhà đầu tư chiến lược chứ không phải đầu tư tài chính và muốn Minh Phú đi lên tầm cao mới", đại diện Mitsu & Co cho biết.

Giải trình nguyên nhân lợi nhuận quý 1 giảm, Chủ tịch MPC Lê Văn Quang cho hay quy trình nuôi tôm công nghệ được đánh giá tốt, nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn nên nhiều người dân vẫn nuôi theo công nghệ cũ và chịu tác động từ thời tiết.

Đầu năm 2019, do nóng nắng kéo dài, người dân không dám thả. Sau đó, đến tháng 5 thì bắt đầu có mưa nên cũng không thả thêm. Vì vậy, nguồn cung nguyên liệu cũng thiếu, Minh Phú phải mua nguyên liệu rất cao để tối đa hóa công suất nhà máy, nên lợi nhuận quý 1 giảm.

Tuy nhiên theo ông Quang, lợi nhuận quý 2 sẽ cao hơn quý 1 trên 50%. Đặc biệt, tình hình nuôi tôm từ tháng 7 trở đi sẽ khá tốt do nguyên liệu tương đối dồi dào.

ĐHĐCĐ thường niên 2019 Minh Phú diễn ra sáng ngày 29/06.

2018 không hoàn thành kế hoạch vẫn tăng cổ tức lên 70% bằng tiền mặt

Nói về tình hình kinh doanh năm 2018, HĐQT MPC đánh giá, các chỉ tiêu về doanh thu và lãi ròng đều tăng trưởng so với năm trước, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân gây ảnh hướng lớn là cạnh tranh từ các nước khác, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia; đồng thời chính những rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến các chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng tăng lên.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt mức 750.67 triệu USD, tăng gần 8% so năm trước và đạt 94% kế hoạch năm. Doanh thu thuần 16,925 tỷ đồng, tăng 8% và đạt 93% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 703 tỷ đồng, tăng gần 10% so năm 2017.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn chiếm kim ngạch lớn nhất với 40.72%, tiếp theo là Nhật với 20.37%, Canada với 9.25% còn lại các thị trường khác.

Với hơn 800 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2018, MPC dự kiến chia thêm cổ tức 2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 20%. Trước đó, Công ty đã thực hiện chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50% cho cổ đông.

Tình hình không thuận lợi, MPC điều chỉnh giảm kế hoạch 2019 so với ban đầu

Mở đầu Đại hội, theo Chủ tịch Lê Văn Quang, do tình hình kinh doanh không thuận lợi nên Công ty điều chỉnh lại kế hoạch so với chỉ tiêu đưa ra hồi đầu năm.

Cụ thể trong năm 2019, MPC đặt kế hoạch sản lượng và doanh số xuất khẩu lần lượt là 77,400 tấn và 850 triệu USD. Mục tiêu lãi trước thuế là 1,430 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% so với năm trước. Trong đó, Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang dự kiến lần lượt đóng góp 750 tỷ và 500 tỷ đồng, cùng với đó lĩnh vực nuôi tôm sẽ mang về thêm 180 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dù vậy, kế hoạch này vẫn thấp hơn đáng kể so với các con số đã đặt ra trong cuộc họp bất thường cuối tháng 1/2019 của MPC.

Còn kế hoạch đưa ra hồi tháng 1/2019 với tổng kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 2,300 tỷ đồng (gần gấp đôi năm trước). Trong đó đối với lĩnh vực chế biến xuất khẩu, mục tiêu sản lượng xuất khẩu của MPC là 77,400 tấn, doanh số xuất khẩu 850 triệu USD và lợi nhuận trước thuế mang về 2,000 tỷ đồng. Còn lĩnh vực nuôi tôm với 3 vụ cho 558 ao thì thu được sản lượng 11,080 tấn, lợi nhuận khoảng 300 tỷ, còn vượt sản lượng thì lợi nhuận còn tốt hơn.

Công ty cũng dự kiến sẽ điều chỉnh phương án sử dụng hơn 3,000 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành 60 triệu cp cho cổ đông chiến lược.

Kế hoạch sử dụng vốn của MPC

Mitsui & Co đưa 2 người vào HĐQT MPC

Về tình hình nhân sự, HĐQT MPC cho biết, cơ cấu cổ đông lớn của Công ty đã thay đổi nhiều so với trước (Mitsui & Co hiện đang sở hữu hơn 35% cổ phần của MPC). Do đó, Ban điều hành và cổ đông lớn đề xuất bầu lại toàn bộ 9 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 và sẽ đảm bảo 1/3 số lượng là thành viên HĐQT độc lập.

Danh sách đề cử gồm có các ông Lê Văn Quang, Lê Văn Điệp, Bùi Anh Dũng, Osada Tsutomu (Mitsui), Tsukahara Keiichi (Mitsui) và bà Chu Thị Bình; cùng với đó là ông Phan Thanh Lộc, Nguyễn Nhân Nghĩa và bà Hồ Thu Lê sẽ được đề cử thành viên HĐQT độc lập.

Thảo luận:

Ban lãnh đạo cần giải trình rõ liên quan đến khoản doanh thu ở Công ty con MSeafood USA, đã ghi nhận quý 1/2019 chưa? Con số cụ thể là bao nhiêu?

Theo chuẩn mực hợp nhất, khi bán hàng trong nội bộ các công ty, doanh thu và lợi nhuận phải hoãn lại. Mseafood là công ty con, nên hàng của MPC và Minh Phú Hậu Giang giao sang để MSeafood nhận và giao hàng cho khách và thu tiền. Nếu MSeafood chưa nhận được thì không ghi nhận. MPC có hai hình thức bán ra nước ngoài, hình thức qua công ty con và ký gửi, trong đó hình thức ký gửi chậm hơn do chờ đối tác bán được hàng. Chính vì vậy, doanh thu bán cho Mseafood cũng bị hoãn lại thường là vào quý 4, đến quý 2 năm sau được hoàn nhập lại.

Kế hoạch MPC đã chia sẻ trước đây với đại công trường 10,000 ha, lộ trình kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền chấp thuận?

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, MPC đã bắt đầu khu quy hoạch 12,500 ha khu phức hợp, trong đó 10,000 ha nuôi tôm. Hiện đã gần 2 năm nhưng dự án vẫn chưa được phê duyệt. Trước mắt, MPC làm trước 600 ha nuôi tôm công nghệ cao để tiết kiệm thời gian do thủ tục chỉ cần tỉnh phê duyệt. Cơ bản khu nuôi tôm này đã xong.

Công nghệ nuôi tôm công nghệ cao 2-3-4 tiến độ đã đến đâu? Mục tiêu sản lượng như thế nào?

Tổng diện tích nuôi tôm của MPC hiện tại 900 ha với công nghệ cũ tương đối tốt, nhưng từ khi phát sinh bệnh EMS thì MPC phải tìm công nghệ mới. Và Công ty đã thử nghiệm công nghệ 2-3-4 với gần 1,500 ao, chi phí đầu tư khoảng 900 triệu/ao. Nguồn vốn đầu tư cho vùng nuôi lớn nhưng MPC lại không vay ngân hàng, nên lấy tiền từ phát hành để đầu tư. Đến giờ này kế hoạch, MPC Lộc An nuôi 760 ao/vụ, Kiên Giang 580 ao/vụ… Như vậy, tổng sản lượng cả công nghệ mới và cũ là khoảng 23,080 tấn (chiếm khoảng 20% sản lượng của MPC), trong đó công nghệ mới MPC Lộc An 5,800 tấn, MPC Kiên Giang khoảng hơn 4,000 tấn. Mục tiêu đến 2020 nuôi tôm lấp đầy hết 900 ha theo công nghệ mới.

Công nghệ nuôi tôm mới của MPC thành công 100%. Nhiều người nói không tin được, nhưng ông Quang cũng trả lời lại “Tôi cũng còn không tin được nữa là các ông tin”. Lợi nhuận một ao đạt 300 triệu đồng/vụ.

MPC đặt mục tiêu tự chủ nguyên liệu 50%, còn lại mua của nông dân. 

Kế hoạch xây dựng 3 nhà máy để tăng công suất lên 200,000 tấn/năm, lộ trình đầu tư năm 2018 hơn 13 triệu USD, nhưng thực tế chỉ hơn 7 triệu USD, tiến độ xây dựng đang chậm so với kế hoạch, vậy có ảnh hưởng đến kế hoạch chung của MPC?

Nhà máy Minh Quý vẫn quyết tâm xây nhưng chờ Mitsui & Co vào để thống nhất. MPC sẽ có những giải pháp để đảm bảo sản lượng tăng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. MPC không muốn nhất hay nhì thế giới, mà là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Kế hoạch cổ tức của MPC như thế nào?

MPC đã cam kết với Mitsui & Co là kế hoạch 2019 - 2020 cổ tức là 50%, từ 2021 trở đi tối đa 70%. Cho nên các cổ đông cứ yên tâm.

Vùng nuôi của MPC như thế nào, cần tự chủ nguyên liệu hơn nữa. Vừa rồi liên quan đến việc bên Mỹ cáo buộc MPC né thuế liên quan đến việc nhập khẩu tôm Ấn Độ, ngoài ra MPC có nhập của Indonesia, Ecuado hay không? Cụ thể những mặt hàng này xuất vào thị trường nào?

Việc này trên thế giới xảy ra rất nhiều, không hiểu vì sao vụ của MPC được quan tâm nhiều đến như vậy, đơn vị tư vấn luật cho biết đã làm vụ này rất nhiều từ sắt thép… MPC rất tự tin với việc này.

Tại sao lại điều chỉnh phương án sử dụng vốn trong nguồn thu được từ phát hành vừa rồi?

Mục tiêu lấy nguồn vốn này đầu tư cho vùng nuôi và mở rộng nhà máy. Nhưng không phải tăng vốn là rót vào vùng nuôi hết, mà đầu tư từ từ theo tiến độ. Nếu đăng ký đầu tư cho vùng nuôi thì phải lập tài khoản phong tỏa, nhưng để tiền “chết” đó làm gì? Cho nên MPC điều chỉnh lại để khi đầu tư có thể lấy ra liền.

Con giống năm 2019 của MPC có đạt 3,000 pot không?

MPC đang quyết tâm sản xuất ra tôm giống tốt nhất. Hiện giống tốt nhất trên thị trường là của CP, còn của Việt Úc là mạnh nhất ở Việt Nam.

Mọi kế hoạch của MPC hiện sẽ phải đợi Mitsui & Co vào để thống nhất lại nên kế hoạch sản xuất kinh doanh có bị chậm lại.

Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình đều được thông qua.

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   UNICO chuẩn bị phát hành 2 triệu cổ phiếu (29/06/2019)

>   Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu? (01/07/2019)

>   Novaland góp mặt trong “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2018” (29/06/2019)

>   Nam Long vào “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2018” (29/06/2019)

>   JVC: BCTC Hợp nhất năm 2019 (28/06/2019)

>   JVC: BCTC năm 2019 (28/06/2019)

>   JVC: Giải trình kết luận kiểm toán trên BCTC năm 2018 (có xác nhận kiểm toán) (28/06/2019)

>   JVC: Giải trình kết luận kiểm toán trên BCTC năm 2018 (28/06/2019)

>   PLP: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm, đầu tư, vay vốn tại NH (28/06/2019)

>   TEG: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2019 (28/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật