Thứ Sáu, 21/06/2019 14:21

Cuối tháng 3, thị trường trái phiếu Việt Nam có quy mô 1,193 ngàn tỷ đồng

Theo báo cáo giám sát thị trường trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tính đến cuối tháng 3/2019, thị trường trái phiếu của Việt Nam có quy mô 1,193 ngàn tỷ đồng (tương đương 51 tỷ USD).

Từ ngày 01/03-08/05, lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam đồng loạt tăng ở tất cả các kỳ hạn. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng nhanh hơn trái phiếu dài hạn, khiến đường cong lãi suất bị bằng phẳng hóa. Lợi suất trái phiếu có kỳ hạn từ 1-3 năm đạt mức trung bình 30 điểm cơ bản, nhưng lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10-15 năm chỉ tăng trung bình 6 điểm cơ bản. Kết quả là chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm bị thu hẹp từ 150 điểm cơ bản (ngày 01/03) về 125 điểm cơ bản (ngày 08/05).

Đường cong lãi suất trái phiếu Việt Nam bị bằng phẳng hóa

Xu hướng tăng chung của lợi suất trái phiếu xuất phát từ đà tăng của lãi suất tiền gửi. Một số nhà băng đã tăng lãi suất tiền gửi vào đầu năm để dễ dàng huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 45% về 40% và quy định này có hiệu lực từ năm 2019.

Sự gia tăng của lợi suất trái phiếu ở kỳ hạn ngắn cũng có thể do kỳ vọng lạm phát gia tăng. Việc điều chỉnh tăng giá điện và giá xăng dầu trong tháng 3 và 4 được dự báo sẽ tạo ra hiệu ứng “domino” tới chi phí hàng hóa và dịch vụ. Trong khi lạm phát 4 tháng đầu năm ở mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây thì lạm phát lõi trong giai đoạn từ tháng 1-4 tăng 1.8% so với cùng kỳ, chạm mức cao nhất trong mục tiêu từ 1.6-1.8% do Quốc hội đề ra cho cả năm 2019.

Về thị trường bên ngoài, sự không chắc chắn của thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề phát sinh từ thương chiến Mỹ-Trung cũng tác động đến lợi suất trái phiếu. Mỹ và Trung Quốc nằm trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

NHNN đã giữ tỷ lệ tái cấp vốn ổn định ở mức 6.25% kể từ tháng 7/2017 và tiếp tục sử dụng các công cụ tiền tệ khác trong việc điều hành lãi suất. Trong đó, NHNN đã dùng tới nghiệp vụ thị trường mở và can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá. Từ ngày 01/03-08/05, đồng Việt Nam suy yếu 0.7% so với USD.

Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam giảm từ 7.5% ở quý 1/2018 về 6.8% trong quý 1/2019, khi tăng trưởng ở những ngành công nghiệp trọng yếu đều suy giảm. Trong 3 tháng đầu năm 2019, công nghiệp và xây dựng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP với mức tăng 8.6% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2019, dịch vụ và nông nghiệp lần lượt tăng 6.5% và 2.7% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường trái phiếu đảo ngược tình thế

Tính đến cuối tháng 3/2019, thị trường trái phiếu bằng động nội tệ của Việt Nam có quy mô 1,193 ngàn tỷ đồng (tương đương 51 tỷ USD). Trong quý 1/2019, thị trường này tăng trưởng 0.7% so với quý trước, đảo ngược tình thế từ giảm 5% ở quý 4/2018. Tuy nhiên, khi xét trên cơ sở hàng năm, thị trường trái phiếu Việt Nam thu hẹp 0.2% trong 3 tháng đầu năm.

Quy mô và cấu thành của thị trường trái phiếu Việt Nam
Nguồn: ADB

Trái phiếu Chính phủ phục hồi

Tổng lượng trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ đang lưu hành tính đến cuối tháng 3 khoảng hơn 1,092 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng phục hồi về mức 0.9%, sau khi giảm 6.1% ở quý cuối năm 2018. Xét trên cơ sở hàng năm, thị trường trái phiếu Chính phủ co lại 2.4% sau khi mở rộng 7.9% vào quý 4/2018.

Vào cuối tháng 3, lượng trái phiếu kho bạc chưa thanh toán trên 919 ngàn tỷ đồng, chiếm 84.2% lượng trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu kho bạc đã tăng trưởng trở lại 2.3% so với quý trước và tăng 9% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2019, trái phiếu kho bạc mới phát hành đạt 78 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 123.4% so với quý trước và 20.5% so với cùng kỳ.

Số trái phiếu lưu hành của ngân hàng trung ương đạt giá trị 4.9 ngàn tỷ đồng khi NHNN tiếp tục phát hành vào tháng 3/2019 sau khi chững lại 5 tháng. Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị có bảo đảm đạt 168.2 ngàn tỷ đồng, giảm 8.5% so với quý trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

30 công ty chiếm 95.5% trái phiếu doanh nghiệp

Lượng trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng nội tệ đang lưu hành tính đến cuối tháng 3 đạt 100.7 ngàn tỷ đồng, giảm 1.3% so với quý trước nhưng lại tăng 31.9% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng nội tệ của Việt Nam được phát hành từ 46 tổ chức. Phần lớn trái phiếu doanh nghiệp được phát hành riêng lẻ mà thông tin không được công bố.

30 công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chiếm 96.2 ngàn tỷ đồng, tương đương 95.5% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại cuối kỳ review. Các thành phần của 5 công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp hàng đầu vẫn không thay đổi so với danh sách vào cuối tháng 12/2018.

Top 30 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất tại Việt Nam
Nguồn: ADB

Dẫn đầu là CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) với lượng trái phiếu đang lưu hành lên tới 12.5 ngàn tỷ đồng, tiếp đến là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) với số trái phiếu đang lưu hành là 11.1 ngàn tỷ đồng. Riêng hai đơn vị này đã chiếm 23.4% tổng số lượng trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối tháng 3.

Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC) xếp vị trí thứ ba với số lượng trái phiếu đang lưu hành đạt giá trị 9.6 ngàn tỷ đồng, kế đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (HOSE: CTG, 8.2 ngàn tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB, 6.8 ngàn tỷ đồng).

Trong quý 1/2019, hai công ty đã khai thác thị trường trái phiếu để huy động vốn gồm CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) và CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) với giá trị lần lượt 2.3 ngàn tỷ đồng và 3.56 ngàn tỷ đồng. Cả hai đợt phát hành trái phiếu đều có thời gian đáo hạn 10 năm.

Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trị giá 80,000 tỷ đồng trong quý 2/2019. Trong tháng 4, Kho bạc Nhà nước thông báo có kế hoạch phát hành 80,000 tỷ đồng trái phiếu trong quý 2 năm 2019. Kế hoạch phát hành như sau: (i) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm trị giá 10,000 tỷ đồng, (ii) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 7 năm trị giá 5,000 tỷ đồng, (iii) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trị giá 26,000 tỷ đồng, (iv) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 15 năm trị giá 30,000 tỷ đồng, (v) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 20 năm trị giá 5,000 tỷ đồng và (vi) Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm trị giá 4,000 tỷ đồng. Trong năm 2019, Chính phủ đặt mục tiêu phát hành 200,000 tỷ đồng trái phiếu.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   GEG: Kết quả phát hành trái phiếu (21/06/2019)

>   IBC: Quyết định của HĐQT phê duyệt việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu cho trái chủ (20/06/2019)

>   IBC: Quyết định của HĐQT về việc điều chỉnh số lượng trái phiếu chuyển đổi thực hiện chuyển đổi sang cổ phiếu (19/06/2019)

>   ACBS: Thông báo về việc phát hành trái phiếu ACBS năm 2019 đợt 2 (19/06/2019)

>   HCM_0506: Thông báo ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu năm 2019 (17/06/2019)

>   HCMA0205: Thông báo ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu năm 2019 (17/06/2019)

>   SBT: Bổ sung lãi suất trái phiếu (14/06/2019)

>   NDP: Báo cáo kết quả chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (14/06/2019)

>   VIC11716: Thông báo ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu kỳ 04 (14/06/2019)

>   SBT: Báo cáo kết quả phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ (14/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật