Chủ Nhật, 09/06/2019 10:53

Công khai khoản thu trước khi nghĩ đến tăng phí BOT

Việc tăng phí 37 dự án BOT ("37 dự án BOT sẽ tăng phí?", Tuổi Trẻ ngày 7-6) cần tính kỹ. Đây là góc nhìn của TS Vũ Thành Tự Anh - giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright.

Trạm thu phí hầm Đèo Cả (nối Khánh Hòa với Phú Yên) là 1 trong 37 dự án BOT có thể sẽ tăng phí. Ảnh: T.T.D

Trước khi tăng phí cần công khai tổng mức đầu tư và các khoản thu của trạm BOT, vì chỉ khi ấy mới có đủ cơ sở để đề nghị tăng phí bao nhiêu, mức độ và lộ trình tăng có phù hợp hay không.

Nếu không minh bạch thông tin về nhu cầu và nguồn thu thì không có cơ sở để giám sát các dự án BOT, nhất là khi doanh thu công bố nhỏ hơn doanh thu thực tế. Phải làm rõ nguyên nhân hụt thu đến từ đâu, nếu hụt thu do Nhà nước không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thì Nhà nước sẽ phải ngồi lại với nhà đầu tư, ngược lại nếu hụt thu do quản lý yếu kém của nhà đầu tư tư nhân thì họ phải chấp nhận rủi ro kinh doanh.

Theo thông lệ, việc điều chỉnh mức phí theo lạm phát là điều bình thường và thông lệ này nên áp dụng đồng đều cho mọi trạm thu phí. Nhưng nếu hụt thu không phải do yếu tố lạm phát mà do không ước tính đúng nhu cầu vận tải hoặc do đường bị hỏng, kém chất lượng, người dân không lựa chọn sử dụng thì khi ấy cần xét từng dự án.

Cần lưu ý mỗi lần tăng phí là một lần tăng gánh nặng cho người sử dụng. Với nhóm dự án BOT đang kinh doanh hiệu quả, việc thu phí bảo đảm chất lượng bảo dưỡng, bảo trì và có lợi nhuận đúng như cam kết thì không nên tăng phí để hạn chế việc dồn gánh nặng cho người sử dụng.

Hợp đồng BOT về nguyên tắc là chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân. Vì vậy, mặc dù Nhà nước có thể cam kết một mức lợi nhuận tối thiểu nào đó để khuyến khích đầu tư tư nhân, nhưng nếu cam kết mức lợi nhuận quá cao thì lại không nên, nhất là khi lãi suất trái phiếu của các công ty quốc tế có chất lượng hiện đang giảm, dao động ở mức 4-5%.

Cam kết lợi nhuận BOT quá cao sẽ khuyến khích các nhà đầu tư kém hiệu quả, đồng thời vi phạm nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong đầu tư BOT.

Bảo Ngọc

Tuổi Trẻ

Các tin tức khác

>   TPHCM nhận ra điều gì trước 'vết xe đổ' xe buýt nhanh ở Hà Nội? (07/06/2019)

>   Bị xem xét dừng thu phí, Công ty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói gì? (06/06/2019)

>   Lãnh đạo TP.HCM 'gút' tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm (05/06/2019)

>   Bộ trưởng Giao thông mong có 2.200 tỷ để trả nợ 69 dự án (05/06/2019)

>   Phó thủ tướng nói gì trước chất vấn vụ 8B Lê Trực, HH Linh Đàm? (05/06/2019)

>   Dành không gian biển cho cộng đồng: Bình Định dời 3 khách sạn lớn (05/06/2019)

>   Bất cập ở trạm BOT gần cầu Vàm Cống sẽ được xử lý vào năm 2023 (04/06/2019)

>   Tp.HCM: Nhà cao tầng "đè nén" hạ tầng (04/06/2019)

>   Mỗi mét đất đai một vài bát phở (03/06/2019)

>   Dự án chống ngập TP.HCM phải nộp ngân sách 282 tỉ (31/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật