Thứ Ba, 04/06/2019 09:00

Con trai của tỷ phú Ngân hàng Singapore: “Tại sao lại không để người ngoài thừa kế tôi?”

Giám đốc điều hành (CEO) của United Overseas Bank Ltd. (UOB) cho biết ông rất thoải mái với việc tìm một người thừa kế nằm ngoài phạm vi gia đình để điều hành công ty cho vay mà ông nội của ông đã thành lập cách đây hơn 80 năm.

“Như tôi đã từng nói, tôi sẽ luôn luôn ưu ái nhân tài”, Wee Ee Cheong (66 tuổi), ông đã thay thế cha mình điều hành công ty từ năm 2007, cho biết trong một buổi phỏng vấn. “Nếu như họ có thể làm được việc, thì tại sao lại không cho họ làm?”

Wee Ee Cheong (66 tuổi)

UOB là ngân hàng duy nhất ở Singapore vẫn được điều hành bằng hình thức “cha truyền con nối” sau khi UOB và những ngân hàng khác đều đã chọn những người ngoài gia tộc để làm CEO hoặc là cho sáp nhập công ty. Dưới thời người cha tỷ phú của ông Wee, UOB nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 và trở nên đủ mạnh để có thể giúp công ty thực hiện phi vụ sáp nhập sau đó để rồi rời khỏi đất nước cùng với ba ngân hàng lớn khác.

Chỉ có một trong số ba đứa con của ông Wee hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ông Wee nói rằng ông sẽ không ép bất cứ đứa con nào phải bước chân vào ngành này. Ông cho biết, việc này khác hẳn so với con đường sự nghiệp của ông, ông đã bắt đầu làm việc tại một ngân hàng vào năm 1979 và việc ông làm tại đó có vẻ giống “một việc đã được sắp đặt” hơn.

“Có lẽ vào thời đó, khoảng 40 năm trước, bạn không có nhiều sự lựa chọn”, ông Wee chia sẻ. “Bạn chỉ cần đi vào công ty và cha của bạn nói rằng ‘Thử đi’, thế là bạn cứ thử và làm mọi việc”.

Mặc dù ông Wee cởi mở chào đón người ngoài vào điều hành công ty, nhưng ông vẫn không loại trừ việc giữ mọi thứ nằm trong khuôn khổ gia đình. Con trai của ông, Teng Chuen (35 tuổi), là Phó Chủ tịch đầu tiên tại UOB và anh đang học cách để điều hành công ty từ những Giám đốc khác, theo ông Wee. Teng Wen, con cả của ông Wee, điều hành một  chuỗi khách sạn ở Singapore, trong khi đó Grace – con út trong nhà, làm việc trong ngành tư vấn.

Năm 1935, Wee Kheng Chiang thành lập nên ngân hàng sau đó truyền lại cho con trai ông là Wee Cho Yaw vào năm 1960. Đến những năm 90, ông Cho Yaw bắt tay vào việc mua lại một chuối 10 ngân hàng sáp nhập vào UOB. Hiện tại gia đình ông Wee nắm giữ hơn 20% cổ phần của UOB.

“Hướng ra bên ngoài”

UOB đã giao 66% trong tổng lợi nhuận ròng cho các nhà đầu tư kể từ khi ông Wee lên nắm quyền điều hành, dựa theo tính toán của Bloomberg. Việc đó đã kéo theo 74% của OCBC và 87% của DBS Group Holdings Ltd. trong cùng kỳ.

Khi được hỏi liệu có khả năng nào cho việc có thêm ngân hàng sáp nhập vào Singapore hay không, ông Wee đã trả lời rằng chuyện đó không hợp lý chút nào bởi vì cả ba ngân hàng (UOB, OCBC và DBS) đều đang tập trung hơn vào việc mở rộng ra nước ngoài và cạnh tranh với những ngân hàng trong nước. “Chúng tôi thực sự khá hướng ngoại”, ông cho biết. “Chúng tôi không phải đều ở Singapore cả đâu”.

Ông Wee nói rằng ngày nào ông còn khỏe mạnh thì ngày đó ông vẫn điều hành công ty, ông làm vậy để đảm bảo rằng trong giai đoạn tiếp theo UOB vẫn sẽ có một đội ngũ quản lý mạnh mẽ.

“Đối với tôi, đó là trách nhiệm”, ông nói. “Tôi phải chắc chắn rằng công ty này có người thừa kế thích hợp”.

Theo cuốn tiểu sử phát hành năm 2014, cha của ông Wee tự hào với việc con cháu trong gia đình đều làm những công việc có liên quan đến việc kinh doanh của gia đình. Nhưng ông Wee Cho Yaw cũng than thở rằng vài người cháu của ông không hoạt động trong lĩnh vực tài chính và ông cũng bày tỏ niềm hy vọng rằng điều đó có thể sẽ thay đổi trong tương lai – đó là điều mà con trai của ông diễn tả là “một điều mơ tưởng” trong một cuộc phỏng vấn.

“Sự giàu có mà bạn được thừa kế, vào những ngày cuối đời, nếu như bạn là người có óc phán đoán tốt bạn tin tưởng đặt nó vào tay người khác”, ông Wee bày tỏ. “Thì bạn cũng sẽ tìm được đúng người để quản lý nó cho bạn”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   4 nhà sáng lập chia sẻ chiến lược công nghệ thấp của họ để thành công (16/06/2019)

>   Grab và hành trình trở thành siêu ứng dụng tại Đông Nam Á (13/06/2019)

>   Chuỗi cà phê nào đang thu nhiều tiền nhất? (11/06/2019)

>   18 quỹ đầu tư cam kết rót 10.000 tỷ đồng cho cộng đồng Startup Việt (10/06/2019)

>   Hầu hết tỷ phú, triệu phú đều làm công việc này trước khi trở nên siêu giàu! (10/06/2019)

>   Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: “Để Trung Nguyên đó cho Qua” (09/06/2019)

>   Tỷ phú Warren Buffett bị đôi vợ chồng đa cấp lừa 340 triệu USD (07/06/2019)

>   Những điều ít biết về tỷ phú "liều ăn nhiều" của SoftBank (07/06/2019)

>   Gia đình có 1,5 tỷ USD nhờ bán sữa đậu nành (06/06/2019)

>   Bill Gates tiết lộ chìa khóa thành công của Warren Bufett (05/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật