Chủ Nhật, 30/06/2019 10:37

Câu chuyện ẩn sau lời chào tạm biệt của Apple với Giám đốc thiết kế Jony Ive

Jony Ive đã chuẩn bị cho việc rời khỏi Apple được vài năm rồi. Nhưng mãi cho đến ngày thứ Năm (27/06), việc rời đi đó mới trở thành chính thức, thế nhưng tương lai của Apple vẫn còn nhiều thứ để suy nghĩ.

Ông Ive đã là người đứng đầu của một nhóm gồm các nhà thiết kế rất thân thiết và ổn định hơn 20 năm nay, nhóm của ông là những người đã tạo ra phần giao diện bóng bẩy cho phần cứng và phần mềm của Apple. Trong vòng 3 năm trở lại đây, ít nhất đã có 6 thành viên thuộc nhóm của ông nghỉ việc.

* Những điều ít biết về giám đốc thiết kế huyền thoại của Apple

* Giám đốc thiết kế từ chức, vốn hóa Apple bốc hơi 9 tỷ USD

Những sự ra đi này báo trước một kỷ nguyên mới sắp đến. Những năm tháng mà Apple từng là nhà cung cấp đáng tin cậy của một loại thiết bị hoàn toàn mới – một chiếc máy nghe nhạc dự phòng, một cái máy tính bảng xinh đẹp, một chiếc điện thoại thông minh thanh lịch – thế nhưng, cứ sau vài năm, công ty này lại trở nên suy yếu. Gần đây, Apple chỉ toàn tập trung vào việc lặp lại những dòng sản phẩm vốn có của họ. Hiện tại, công ty này cần phải tạo ra một cú “nổ” khác, nhưng để làm được điều đó, cần có nhiều sự đổi mới ở các công nghệ cơ bản, chứ không chỉ phụ thuộc vào những thiết kế thiên tài của ông Ive hay nhóm thiết kế của ông.

Một nguồn tin thân cận với Apple đã diễn tả lại nỗi lo âu đang bao trùm lên công ty trong thời điểm hiện tại: “Những người vốn đã làm việc ở đây từ trước đến giờ, họ không muốn cứ phải tiếp tục làm công việc nâng cấp cho các sản phẩm hiện tại nữa”.

Giá trị cổ phiếu của Apple giảm chưa đến 1% trong phiên giao dịch mở rộng. Nhưng cổ phiếu của công ty này đã lao dốc hơn 10% kể từ đầu tháng 10/2018 vì nhu cầu về các dòng điện thoại iPhone trên thị trường bị sụt giảm và các vấn đề liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. “Tin tức này chỉ có tác dụng góp thêm lo lắng vào những câu chuyện hiện tại đang xoay quanh Apple”, Dan Ives, Chuyên gia phân tích tại công ty Wedbush Securities, viết trong một ghi chú gửi các nhà đầu tư vào ngày thứ Năm (25/06).

Ông Ive chính là “bộ não thiên tài” đứng sau các thiết kế của iPhone, iPad, Apple Watch, Mac và iPod – những sản phẩm đã kéo Apple từ bờ vực phá sản trong những năm cuối 1990 đi lên thành công ty có giá trị ngà tỷ USD như hiện nay. Vào năm 2011, khi nhà đồng sáng lập Steve Jobs qua đời, ông Ive trở thành nhân vật quan trọng nhất trong công ty, là người ra quyết định cuối cùng cho việc sản phẩm Apple nào sẽ được ra mắt, chúng sẽ có những chức năng gì và có thiết kế như thế nào.

Ông ấy chịu trách nhiệm dẫn dắt một đội ngũ hơn 20 thành viên gồm các nghệ sĩ có đam mê với việc phát triển các loại ván lướt sóng, xe hơi và thậm chí là hứng thú với việc chơi DJ vào những ngày cuối tuần. Nhiều thành viên có vợ hoặc chồng cũng là nhà thiết kế tại công ty.

Nhưng sau khi Apple Watch được ra mắt vào năm 2015, ông Ive bắt đầu trút bỏ dần những trách nhiệm mà ông gánh trên vai. Ngày qua ngày, ông cứ dần rút số ngày mà ông đến trụ sở chính của Apple xuống đến khi chỉ còn 2 ngày một tuần, các nguồn tin thân cận cho biết.

Chiếc iPod năm 2002

Trong khoảng thời gian đó, ông Ive kể trên báo New Yorker rằng ông đã trở nên “cực kỳ, cực kỳ mệt mỏi”. Ông nói rằng năm mà Apple Watch được tung ra thị trường là năm “khó nhọc nhất” đối với ông kể từ khi gia nhập vào Apple. Laurene Powell Jobs, người vợ góa của Steve Jobs và cũng là một người bạn của ông Ive, cho báo New Yorker biết trong lúc ông Ive bị giữ lại Apple thì có lẽ đã có một “cơ cấu hơi khác biệt nhưng lại bền vững hơn một chút và đang ngày càng bền vững” tồn tại trong công ty.

Khoảng ba tháng sau đó (năm 2015), ông Ive được tặng chức danh Giám đốc thiết kế của Apple, vai trò đó đã khiến ông Ive từ một người phụ trách nhóm thiết kế phần cứng và phần mềm thành một trong những Giám đốc ngang hàng với cặp đôi Alan Dye và Richard Howarth. Khoảng hai năm sau, vào cuối năm 2017, Apple thông báo rằng ông Ive đã quay trở lại phụ trách một vài nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty mà ông đã từ bỏ trước đó.

Ông Ive vẫn chỉ đến công ty một vài ngày trong tuần, nhiều cuộc họp đã phải chuyển đến San Francisco – nơi ông Ive sinh sống – dựa theo các nguồn tin thân cận. Điều đó đã giúp ông Ive tránh được việc phải họp trực tuyến từ nhà của ông tại quận Pacific Heights ở thành phố San Francisco với những người ở trụ sở Apple tại thành phố Cupertino. Ông Ive đôi khi sẽ họp mặt với nhóm thiết kế của ông tại nhà của các thành viên, tại khách sạn hoặc tại các địa điểm khác. Vị Giám đốc thiết kế này thậm chí còn lập ra một văn phòng và studio riêng ở San Francisco và dành nhiều thời gian làm việc tại đó.

Ông Steve Jobs vào thời điểm tung ra chiếc iPhone thế hệ đầu tiên

Ông Ive cũng thường xuyên đến Luân Đôn, gần nơi mà ông được nuôi lớn. Thỉnh thoảng, ông sẽ bỏ qua các sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple, đó là sự vắng mặt mà nếu là nhiều năm về trước sẽ là không thể tưởng tượng được.

“Đó là một cuộc hành trình dài”, một người ẩn danh cho biết. “Ông ấy đã làm việc tại Apple suốt 25 năm, và những công việc mà ông phải làm thật sự vắt kiệt sức của ông ấy. 25 năm ấy thật sự rất căng thẳng đối với ông và bất cứ ai cũng phải có lúc đi chậm lại”.

Ban đầu sẽ không có quá nhiều thay đổi, bởi vì Apple đã quen với kiểu hoạt động có ông Ive được vài năm, một nguồn tin cho biết.

Nhưng thách thức đã lờ mờ xuất hiện. Và hiện nay, một vài người thân cận với Apple đã bắt đầu lo lắng về Giám đốc thiết kế mới của công ty. Xét đến thời điểm hiện tại, ông Ive đã chính thức rời khỏi Apple, công ty này cho biết người thay thế ông Ive sẽ là Evans Hankey – Quản lý studio lâu năm của Apple. Ông Hankey là một “thủ lĩnh” tuyệt vời, nhưng Apple hiện đang thiếu một bộ não thiết kế thứ thiệt trong ban giám đốc công ty, điều này thực sự đáng lo ngại.

Ông Hankey và ông Dye sẽ phải báo cáo cho Jeff Williams, Giám đốc điều hành của Apple. Mặc dù ông Williams là một giám đốc xuất sắc, nhưng có vài người tin rằng sự đổi mới này là một dấu hiệu khác cho thấy Apple sẽ dần trở thành công ty chuyên hoạt động kinh doanh. Apple từ chối bình luận về vấn đề này.

“Đội ngũ thiết kế được hình thành từ những người có óc sáng tạo nhất, nhưng giờ lại xuất hiện các rào cản với cái tên kinh doanh vốn chưa từng có ở đó”, một cựu giám đốc của Apple cho biết. “Mọi người đều sợ phải đổi mới”.

Ông Ive có nhiệm vụ phải báo cáo lại với Tim Cook, Tổng Giám đốc Apple. Các nhà thiết kế trước đây cũng thường báo cáo thẳng với ông Jobs. Hai ông Ive và Cook thường xuyên ăn trưa với nhau và đi dạo trong khuôn viên của Apple tại Thung lũng Silicon và đưa ra các quyết định về thiết kế của sản phẩm một cách thầm lặng.

“Phần lớn các vụ tranh luận gay gắt nhất xảy ra tại Apple đều diễn ra giữa hai người này khi mà họ đi dạo cùng nhau”, Matt Rogers, Nhà đồng sáng lập Nest Labs, ông từng làm việc với phầm mềm của iPhone và iPod trong giai đoạn 2007-2010, cho biết. “Trong mười năm gần đây, Jony đã trở thành một trong những thủ lĩnh xuất sắc nhất của mảng sản phẩm trong đội ngũ các giám đốc. Giờ thì ai sẽ là người gánh vác mọi thứ tiến về phía trước đây?”

Thời điểm mà ông Ive rời khỏi Apple trùng với thời điểm mà Sabih Khan được tiến cử thành Phó Chủ tịch kinh doanh cấp cao. Mảng kinh doanh của Apple đã dần ảnh hưởng nhiều hơn đến việc phát triển sản phẩm trong giai đoạn đầu, một nguồn tin cho biết.

Sản phẩm lớn tiếp theo của Apple nhiều khả năng là kính thực tế ảo. Đội ngũ thiết kế của Apple đang cố gắng biến công nghệ mới mẻ này thành thứ có thể thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người – giống như cách mà iPod đã làm cho âm nhạc và cách mà iPhone đã làm đối với điện thoại cầm tay. Mặc dù sản phẩm vẫn chưa rõ ràng, nhưng đội ngũ kinh doanh của Apple đã bắt tay vào làm việc, tìm kiếm nhà cung cấp và phương án sản xuất, dựa theo một nguồn tin thân cận.

Một sản phẩm như kính thực tế ảo cần phải có “một bước nhảy vọt” trong công nghệ cơ bản, trong khi đó, ông Ive lại chuyên về hoàn thiện các công nghệ sẵn có cho đại chúng hơn, ông Rogers cho biết. Trước khi iPhone ra đời, một vài loại điện thoại thông minh đã có màn hình cảm ứng, nhưng đội ngũ của ông Ive đã biến nó thành một tính năng thú vị đối với người dùng.

“Việc tạo ra các đột phá lớn về phần cứng mỗi năm là rất khó. 5 năm hoặc 10 năm thì có vẻ khả thi hơn”, ông Rogers nói.

Nhóm thiết kế hiện tại của Apple đang giải quyết thách thức này mà không có các thành viên kỳ cựu. Christopher Stringer và Daniele De Iuliis, “cặp đôi vàng” dưới trướng ông Ive đã manh nha rời khỏi Apple từ một vài năm trước, cùng với đó là Daniel Coster – ông đã rời khỏi Apple vào năm 2016 để dẫn đầu nhóm thiết kế tại GoPro. Thêm vào đó, nhóm thiết kế đã mất thêm 3 thành viên nữa trong vòng 6 tháng qua: Julian Hoeing, Rico Zorkendorfer và Miklu Silvanto.

Mặc dù mỗi một nhà thiết kế ở Apple phụ trách một dòng sản phẩm riêng biệt, nhưng tất cả bọn họ đều đóng góp vào sự thành công của những sản phẩm và kế hoạch mà những người khác phụ trách. Điều đó có nghĩa là mất đi một nhà thiết kế cũng là một vấn đề lớn, một cựu giám đốc của Apple cho biết. “Studio thiết kế là nơi không có bí mật”, cựu giám đốc nói. “Họ đều biết những người khác trong nhóm đang làm gì”.

Apple đang tiến hành thuê thêm các nhà thiết kế trẻ tuổi và mở rộng quy mô của nhóm thiết kế. Joe Tan, Nhà sáng lập của công ty Moreless, đã gia nhập vào Apple vào cuối năm 2015. “Người mới, năng lượng mới”, một nguồn tin thân cận nhận xét.

Tuy nhiên, những sự ra đi gần đây sẽ mang lại đả kích lớn. Và những tội lỗi lớn có thể sẽ phát sinh sau khi họ ra đi.

Theo một nguồn tin thì ông Ive từng nói một câu giống như thế này: Có hai cách để rời khỏi Apple – cách tốt nhất là im hơi lặng tiếng biến mất khỏi công ty và không gây ra “sóng gió” gì. Cách xấu hơn là rời đi và đem “sóng gió” đến. Nếu bạn rời khỏi Apple và để lại trở ngại cho người khác, thì Apple sẽ không để yên cho bạn.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Những điều ít biết về giám đốc thiết kế huyền thoại của Apple (28/06/2019)

>   Giáo viên thể hình trở thành tỷ phú USD khi sở hữu 'đế chế' khách sạn (28/06/2019)

>   Bill Gates thừa nhận sai lầm lớn nhất của mình (25/06/2019)

>   Trồng rau hữu cơ quy mô nhỏ, siêu nhỏ (24/06/2019)

>   Gu đầu tư của tỷ phú giàu nhất Mexico (23/06/2019)

>   Những dự báo gây sốc của tỷ phú "liều ăn nhiều" Masayoshi Son (20/06/2019)

>   Start-up giúp hồi sinh rau quả "xấu xí" (19/06/2019)

>   Thế giới giờ đã có ba người có tài sản trên 100 tỷ USD (19/06/2019)

>   Lý do các sếp Amazon không dùng PowerPoint khi họp (19/06/2019)

>   Cựu giáo viên hóa thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất châu Á (17/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật