Thứ Sáu, 10/05/2019 16:50

Mặc cho Mỹ nâng thuế, chứng khoán châu Á vẫn khởi sắc

Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh mẽ trong ngày thứ Sáu (10/05) sau khi Mỹ hiện thực hóa lời đe dọa nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào giữa đêm ngày thứ Sáu (10/05).

Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/05 – giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng mạnh sau khi có lúc rơi vào phạm vi giảm điểm. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite tăng 3.1% lên 2,939.21 điểm và Shenzhen Component vọt 4.03% lên 9,235.39 điểm. Shenzhen Composite leo dốc 3.833% lên 1,568.62 điểm.

Mỹ đã nâng thuế 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trước tình cảnh đó, Bắc Kinh cho biết họ hối tiếc sâu sắc về việc Mỹ nâng thuế và sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả, nhưng lại không đưa ra thông tin chi tiết về các biện pháp đáp trả, Reuters đưa tin.

* Chính thức: Mỹ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25%

* Giờ mới biết lý do giúp chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 3% dù Mỹ nâng thuế

“Tôi nghĩ khả năng tiến tới thỏa thuận đã giảm rất nhiều và xác suất cuộc đàm phán đổ vỡ lại gia tăng”, Nick Marro, Chuyên viên phân tích tại Economist Intelligence Unit, nói trên chương trình "Capital Connection" trong ngày thứ Sáu (10/05) sau tuyên bố nâng thuế.

Thừa nhận rằng thông tin tiếp tục đàm phán trong ngày thứ Sáu (10/05) là “tích cực”, nhưng ông Marro cho biết việc leo thang căng thẳng có thể “đeo bám theo các cuộc đàm phán như là một đám mây đen u ám”.

“Tôi nghĩ, trên thực tế, sự leo thang thuế quan đã làm giảm bớt nhuệ khí và đà tích cực mà chúng ta đã gầy dựng trong quý 1/2019 và sẽ rất khó để hai bên trở lại thực sự”, ông cho biết.

“Xét với việc thị trường đã điều chỉnh mạnh trong vài ngày qua, việc nhà đầu tư chốt vị thế bán cũng là chuyện thường tình”, Ken Wong, Chiến lược gia danh mục cổ phiếu châu Á tại Eastspring Investments, nhận định. “Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra vào cuối tuần này”.

Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến 239.17 điểm (tương đương 0.84%) lên 28,550.24 điểm.

Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 0.29% lên 2,108.04 điểm, còn chỉ số ASX 200 của Australia cộng 0.25% lên 6,310.90 điểm.

Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 57.21 điểm (tương đương 0.27%) xuống 21,344.92 điểm, còn chỉ số Topix lùi 0.4% xuống 1,549.42 điểm.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc khép phiên ngày 10/05
Nguồn: CNBC

Theo hãng tin Reuters, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đảo ngược quyết định tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đã tuyên bố trả đũa nhưng chưa chính thức "ra đòn". Nhà Trắng tuyên bố vòng đàm phán thương mại đang diễn ra ở Washington vẫn sẽ tiếp diễn trong ngày thứ Sáu.

"Khả năng cao nhất, mà theo chúng tôi lên tới 70%, là hai bên đạt một thỏa thuận, cho dù có muộn hơn dự kiến một chút", Chiến lược gia cao cấp Jack Siu thuộc Credit Suisse ở Hồng Kông phát biểu. Ông Siu dự báo thị trường sẽ tiếp tục giằng co cho tới khi có một thỏa thuận thực sự.

Tâm lý lo ngại bao trùm sau tuyên bố nâng thuế

Một chuyên gia kinh tế xem đợt nâng thuế sắp tới như là “một sự kiện rủi ro nhị phân lớn nhất đối với thị trường trong ngày hôm nay”.

“Mức độ biến động ở châu Á có thể gia tăng vào giữa ngày thứ Sáu (10/05), trong đó rủi ro khó chấp nhận thông tin mới có thể lan sang phiên giao dịch châu Âu bất kể kết quả như thế nào”, Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, viết trong báo cáo buổi sáng.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục chìm trong sắc đỏ vào ngày thứ Năm (09/05), nối lại làn sóng bán tháo sâu trong tuần này, trước khi mức thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực vào giữa đêm ngày thứ Sáu (10/05).

Cụ thể, chỉ số Dow Jones sụt 138.97 điểm xuống 25,828.36 điểm, chỉ số S&P 500 lùi 0.3% xuống 2,870,72 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 0.41% còn 7,910.59 điểm. Dow Jones đã “bốc hơi” hơn 650 điểm và S&P 500 sụt 2.5% trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào cuối tuần.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hiện đang ở Washington để đàm phán thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, ông Lưu không đến với tư cách là “đặc phái viên” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – một vai trò mà ông đã giữ trong những cuộc đàm phán trước. Do đó, quyền hạn của ông có thể đã giảm bớt và ông khó lòng đưa ra những bước nhượng bộ quan trọng để tiến tới thỏa thuận.

Những diễn biến thương mại gần đây đánh dấu sự đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư. Trước đó, nhà đầu tư kỳ vọng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thương mại dài dăng dẳng này.

“Rất khó để lên kế hoạch khi bạn có một đối tác thất thường ở Mỹ - vốn thay đổi quan điểm sau mỗi vài ngày. Vì vậy, tôi nghĩ thái độ sẽ thay đổi và Trung Quốc có thể cảm thấy nhàm chán”, Jim McCafferty, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tại Nomura Securities, cho hay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Giờ mới biết lý do giúp chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 3% dù Mỹ nâng thuế (10/05/2019)

>   Mỹ nâng thuế, chứng khoán châu Á biến động mạnh, Shanghai vẫn tăng hơn 2% (10/05/2019)

>   Nhiều thị trường chứng khoán châu Á đảo chiều sau khi Mỹ nâng thuế (10/05/2019)

>   Chứng khoán toàn cầu “bốc hơi” 2.1 ngàn tỷ USD, thị trường rất nhạy cảm với thông tin thương mại (10/05/2019)

>   Chứng khoán châu Á bật tăng, Shanghai Composite tăng hơn 2.5% (10/05/2019)

>   Dow Jones chỉ còn giảm 138 điểm (10/05/2019)

>   Nỗi lo thương mại nhấn chìm chứng khoán châu Âu (09/05/2019)

>   Bán tháo vẫn chưa dứt, Dow Jones rớt hơn 300 điểm sau thông tin Trung Quốc phá vỡ thỏa thuận (09/05/2019)

>   Đón tin xấu về thương mại, chứng khoán Hàn Quốc và Hồng Kông rớt mạnh (09/05/2019)

>   Mất kiên nhẫn, khối ngoại tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc trước hạn chót nâng thuế (09/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật