Thứ Ba, 14/05/2019 15:02

Giảm gần 24% giá về còn 90 tỷ đồng, liệu 70% vốn Vận tải biển Đông Long có ai mua?

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) muốn bán đấu giá trọn lô 45.6 tỷ đồng, tương ứng 70% vốn tại Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long với giá khởi điểm hơn 90 tỷ đồng.

Đông Long có địa chỉ tại số 338 Lạch Tray, Hải Phòng. Ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa viễn dương, vận chuyển hàng hóa. Công ty có vốn điều lệ 68.8 tỷ đồng. Thời gian đăng ký và đặt cọc từ 03/06 đến 06/06. Thời gian đấu giá vào ngày 11/06.

Được biết, Công ty Transocean Shipping Corp cho biết không có kế hoạch mua 70% vốn của Đông Long mà Đại học Hàng Hải VN đang sở hữu và cũng không phản đối việc VMU bán phần vốn góp nói trên cho bên thứ 3 với giá khởi điểm đó.

Trước đó, vào tháng 3/2018, VMU cũng đã chào bán 70% vốn Đông Long với giá bán khởi điểm 118.2 tỷ đồng. Như vậy, mức giá khởi điểm 90 tỷ đồng hiện nay đã giảm gần 24% so với cách đây 1 năm và gần gấp đôi giá trị thực góp vốn ban đầu.

Công ty TNHH vận tải biển Đông Long có vốn điều lệ thực góp là 68.8 tỷ đồng. Công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa Công ty Vận tải biển Thăng Long trực thuộc trường đại học Hàng Hải Việt Nam và Công ty vận tải biển Kamchatka (Liên Xô). Năm 1989, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam thành lập Công ty Vận tải biển Thăng Long. Năm 1991, Công ty Vận tải biển Thăng Long góp vốn với Công ty vận tải biển Kamchatka thành lập xí nghiệp liên doanh vận tải biển Việt Xô – sau này được đổi tên thành Công ty vận tải biển Đông Long. Năm 1988, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam mua lại 16.5% vốn góp của Công ty vận tải biển Kamchatka để nâng vốn sở hữu lên 70%.

Sau nhiều lần tăng vốn và đổi chủ đầu tư, hiện VMU nắm 70% vốn, còn Transocean Shipping Corp (Cộng hòa Seychelles) nắm 30% vốn.

Về tình hình kinh doanh, năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Đông Long đạt 733,859 USD, năm 2016 âm 1,061,953 USD và năm 2017 tiếp tục báo lỗ hơn 367,000 USD, trong khi năm 2018 chưa kiểm toán lại có lãi 9,260 USD.

Năm 2019, Đông Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.5 triệu USD, giảm gần 10% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế âm 100,000 USD. Kế hoạch này được Đông Long xây dựng xét trên yếu tố kinh tế và thị trường. Để giảm thiểu lỗ, Công ty ký hợp đồng vận tải với các đối tác truyền thống hoặc người thuê mới với mức cước cho thuê tàu bằng hoặc ít nhất là gần bằng mức cước của năm 2018. Giảm thiểu được tối đa thời gian tàu chạy rỗng, không có hàng. Giá nhiên liệu, chi phí lương thuyền viên không gia tăng đột biến quá 5% so với 2018.

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   VNG sẽ độc quyền sở hữu 100% vốn TTC Lâm Đồng (13/05/2019)

>   CRE sắp chào bán 80 triệu cp với giá bằng 40% thị giá (10/05/2019)

>   Vì sao Đầu tư Xây lắp Miền Nam muốn mua 12.7 triệu cp HGW với giá khá “chát”? (06/05/2019)

>   SPP: Thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng (06/05/2019)

>   TVA: Quy chế esop (03/05/2019)

>   Hanwha Investment chi ra 4.3 triệu USD để thâu tóm CTCK HFT (03/05/2019)

>   VFG: Thông báo công đoàn công ty thu hồi CP ESOP của CBNV nghỉ việc (24/04/2019)

>   DXG: Thông báo công văn của UBCKNN về sửa đổi quy chế ESOP năm 2017 của DXG (18/04/2019)

>   SBS liệu có hồi sinh khi cuối cùng đã tìm được đối tác sáp nhập sau nhiều năm? (13/04/2019)

>   Vinamilk còn vướng mắc gì trong thương vụ chào mua GTN? (11/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật