Thứ Bảy, 11/05/2019 05:35

Dầu WTI giảm 3 tuần liên tiếp

Tuần qua, dầu WTI giảm 0.5%, dầu Brent mất 0.3%

Các hợp đồng dầu thô tương lai dao động trái chiều vào ngày thứ Sáu (10/05), trong đó dầu WTI giảm nhẹ, khi nỗi lo về cuộc chiến thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh kìm hãm đà tăng, MarketWatch đưa tin.

“Sự leo thang căng thẳng thương mại đã khiến những nỗi lo về tăng trưởng quay trở lại, điều này có thể sẽ dẫn đến nhu cầu dầu thô suy yếu”, Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định.

Tuy nhiên, “sự lạc quan vẫn còn lớn cho việc sớm đạt được một thỏa thuận, hơn là các cuộc đàm phán bị đổ vỡ, vì vậy câu chuyện thương mại có thể nhanh chóng trở thành yếu tố thúc đẩy dầu thô”, ông Moya cho biết. Ngoài ra, “hàng hóa Trung Quốc rời cảng trước ngày 10/05 cũng không phải chịu sự tăng thuế, do đó mang đến một cửa sổ nhỏ khoảng 2 tuần để tiếp thêm động lực hoàn tất thỏa thuận”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex hạ 4 xu (tương đương 0.1%) xuống 61.66 USD/thùng và giảm 0.5% trong tuần qua, đánh dấu tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 trên sàn Luân Đôn tiến 23 xu (tương đương 0.3%) lên 70.62 USD/thùng, nhưng vẫn không đủ để khiến dầu Brent tăng trong tuần qua, kết quả hợp đồng này giảm 0.3% trong tuần.

Chính quyền ông Trump vào đầu ngày thứ Sáu đã nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán vào ngày thứ Sáu ở Washington nhưng không tạo ra thỏa thuận nào.

Nỗi lo về xung đột thương mại Mỹ - Trung đã lấn át yếu tố trợ giá là đà sụt giảm của dự trữ dầu thô tại Mỹ được công bố hôm thứ Tư (08/05). Tuy nhiên, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran, vốn làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở khu vực Trung Đông và thúc đẩy giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang khi quốc gia sản xuất dầu này tuyên bố sẽ ngừng tuân thủ một số cam kết theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, tiến gần hơn đến việc phá vỡ thỏa thuận mang tính bước ngoặt.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng xăng giao tháng 6 tiến 0.7% lên 3.74 USD/gallon, nhưng vẫn sụt 1.9% trong tuần qua. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 cộng 0.3% lên 2.0504 USD/gallon. Tuần qua, hợp đồng này đã giảm 1%.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 tăng 0.9% lên 2.619 USD/MMBtu và vọt 2% trong tuần qua.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp xăng dầu được “hưởng” gần 5.000 tỉ đồng chênh lệch thuế nhập khẩu? (10/05/2019)

>   Dầu WTI lại suy yếu khi nhà đầu tư bớt hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung (10/05/2019)

>   Dầu đảo chiều tăng, phục hồi từ đáy 1 tháng (09/05/2019)

>   Dầu WTI xuống thấp nhất từ cuối tháng 3, dầu Brent sụt gần 2% rớt mốc 70 USD/thùng (08/05/2019)

>   Dầu tăng nhẹ khi nỗi lo về đàm phán thương mại Mỹ - Trung dịu bớt (07/05/2019)

>   Dầu rớt hơn 2% sau lời đe dọa nâng thuế của ông Trump (06/05/2019)

>   Giá xăng có thể tăng cao hơn nếu không dùng quỹ bình ổn (05/05/2019)

>   Bộ Công thương đồng tình với kiến nghị giảm thuế môi trường xăng E5 (05/05/2019)

>   "Cú đấm" tăng giá xăng (04/05/2019)

>   Iran cảnh báo OPEC có thể sụp đổ (04/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật