Thứ Hai, 20/05/2019 08:39

Chiến lược miễn phí giao dịch phái sinh sẽ lắng xuống khi thị trường đủ lớn?

Có thể nhìn nhận 1 thực tế rằng, miễn phí giao dịch cũng chính là một công cụ khá hữu hiệu để thu hút khách hàng trong giai đoạn này. Đồng thời, chắc chắn sẽ tạo một sức ép nhất định nào đó lên các công ty chứng khoán còn lại.

Cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán (CTCK) luôn là vấn đề nóng bỏng. Với sự ra đời của thị trường phái sinh, mức độ canh tranh lại càng khốc liệt hơn, nhất là khi có CTCK còn đưa ra chiến lược miễn phí giao dịch. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện cạnh tranh này, hãy cùng nghe các chuyên gia - lãnh đạo đến từ các CTCK.

Cạnh tranh bằng phí giao dịch là điều bình thường

Ông Nguyễn Chí Trung - Phó Tổng giám đốc của CTCK Rồng Việt

Ông Nguyễn Chí Trung - Phó Tổng giám đốc của CTCK Rồng Việt (VDS) đánh giá tình trạng cạnh tranh giữa các CTCK trên một số khía cạnh sau: (1) chi phí đầu tư hệ thống; (2) các hoạt động tư vấn và (3) chi phí giao dịch.

Đối với 2 khía cạnh đầu tiên là việc đầu tư hệ thống giao dịch và hoạt động tư vấn đầu tư cho giao dịch chứng khoán phái sinh, ông Trung cho rằng gần như không có sự cạnh tranh rõ ràng lắm giữa các CTCK hiện đang được cấp phép tham gia thị trường này.

Tuy nhiên, đối với khía cạnh cạnh tranh về mức phí giao dịch, thì quả rằng đây là một sự cạnh tranh mang tính chất khốc liệt, thậm chí có CTCK hiện còn đang áp dụng chính sách miễn phí trong một thời gian khá dài. Ông Trung nhận xét, chiến lược chiếm lĩnh thị phần của một thị trường mới và thu hút dữ liệu khách hàng của thị trường cơ sở từ các CTCK đối thủ chuyển qua hiện đang được các CTCK áp dụng trong cạnh tranh. Xét dưới góc độ chiến lược cạnh tranh, đây là điều hết sức bình thường vì bây giờ có thu phí thì cũng chưa nhiều vì quy mô của thị trường hiện chưa đủ lớn nên các CTCK phải theo hướng gia tăng thị phần.

Còn tại CTCK KB Việt Nam (KBSV), ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng Giám đốc nhận xét mức độ cạnh tranh giữa các CTCK ở thời điểm hiện tại ngày càng trở nên mạnh mẽ với sự phân tốp khá rõ ràng, nhóm CTCK tốp đầu vẫn đang có lợi thế và duy trì khoảng cách khá xa về thị phần so với tốp trung. Nhìn chung, mỗi công ty đều có lợi thế riêng và chiến lược riêng để phát triển, nhưng về lâu dài, chất lượng dịch vụ, khả năng tư vấn và sự ổn định của hạ tầng công nghệ vẫn là những yếu tố chính quyết định đến vị thế của mỗi công ty.

Nền tảng dịch vụ vẫn là điểm mấu chốt

Việc gỡ bỏ quy định về mức sàn phí giao dịch đối với chứng khoán, theo ông Trung, là tạo điều kiện cho nhà đầu tư được tiếp cận thị trường với một chi phí rẻ hơn nhờ sự cạnh tranh của các CTCK. Chính vì thế, tùy thuộc vào chiến lược, chiến thuật và mục tiêu của mỗi CTCK mà họ tiếp cận vấn đề cạnh tranh về phí như thế nào là hợp lý. Do đó, việc miễn phí giao dịch không có gì sai trái hay là một vấn đề lớn để phải bàn nhiều.

“Tất nhiên, mỗi chiến lược đều luôn có mặt lợi và bất lợi”, ông Trung tiếp lời.

Đối với chiến lược miễn phí giao dịch kiểu này, thường thì bất lợi là công ty không thu được doanh thu trực tiếp để bù đắp chi phí bỏ ra và rất có thể sẽ phải đối diện với một áp lực về “sức chịu tải” trong việc đón một lượng khách để phục vụ trong một thời gian ngắn. Điều này, đòi hỏi các công ty phải liên tục đầu tư về cơ sở hạ tầng, con người, khả năng phục vụ... nhưng bù lại sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng phái sinh, và chính những khách hàng này cũng có thể giao dịch cơ sở, từ đó bạn thu bù đắp lại chi phí…

Ở đây, tôi chỉ nêu lên những điều đơn thuần nhất có thể thấy rõ. Tất nhiên, trên thực tế, mọi thứ còn nảy sinh nhiều vấn đề hơn thế nữa”, ông Trung nói.

Tuy nhiên, cũng nhìn nhận 1 thực tế rằng, miễn phí giao dịch cũng chính là một công cụ khá hữu hiệu để thu hút khách hàng trong giai đoạn này. Đồng thời, chắc chắn sẽ tạo một sức ép nhất định nào đó lên các công ty chứng khoán hiện tại.

Ông Nguyễn Đức Hoàn - Tổng giám đốc của CTCK KB Việt Nam

Nhưng ông Trung cũng cho rằng những CTCK lớn và có tên tuổi trên thị trường Việt Nam đã quá quen với áp lực này và đều sẽ có các chiến lược phòng vệ lại. “Tôi tin rằng khi thị trường đủ lớn thì chiến lược miễn phí giao dịch cũng sẽ lắng xuống, tương tự như trên thị trường cơ sở nhiều năm cách đây”.

Còn theo ông Hoàn, lợi ích trước mắt đã được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng thị phần giao dịch phái sinh của các CTCK này. Nhờ chiến lược này, các nhà đầu tư sẽ là những người hưởng lợi nhiều nhất, thị trường phái sinh sẽ có thêm động lực để tăng trưởng về quy mô và giá trị giao dịch.

Tuy nhiên, phía các CTCK trên cũng sẽ chịu những thiệt hại nhất định khi mà vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí hoa hồng cho môi giới và các chi phí vận hành khác sẽ tạo gánh nặng lên kết quả hoạt động. Theo ông Hoàn, điều này có thể tạo ra phần nào sức ép trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ khó có thể gây ảnh hưởng lớn đối với các công ty có nền tảng chất lượng dịch vụ tốt.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Sếp CTCK nói gì về tiềm năng của thị trường phái sinh? (27/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 09/05: Tốt xấu đan xen (08/05/2019)

>   Giao dịch phái sinh của nhà đầu tư tổ chức tăng mạnh trong tháng 4 (07/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 08/05: Các tín hiệu đang ủng hộ vị thế Long (07/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 07/05: Cơ hội bắt đáy không lớn (06/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 06-10/05: Nhà đầu tư vẫn còn thận trọng hơn (05/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 03/05: Sự thận trọng vẫn còn (02/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 02-03/05/2019: Triển vọng ngắn hạn đang được cải thiện (01/05/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 26/04: Nhà đầu tư đang trở nên bi quan hơn (25/04/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 25/04: Khối ngoại liên tục mua ròng trong những phiên giao dịch gần nhất (24/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật