Thứ Tư, 22/05/2019 14:52

Bị tố "xâm phạm quyền tác giả", FPT nói gì?

POPS "tố" FPT có hành vi xâm phạm quyền tác giả trong khi Truyền hình FPT khẳng định năm 2019 không đơn phương xâm phạm bản quyền của POPS.

Series Ngôi Làng Smighties (Smighties) - một trong những nội dung mà POPS tố FPT vi phạm.

POPS World Wide, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giải trí kỹ thuật số, chiều 21/5 đã gửi báo chí văn bản "tố" Tập đoàn FPT đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với các nội dung thuộc quyền sở hữu và quyền khai thác của POPS.

Văn bản của POPS cho biết, sau hai lần gửi thư khuyến cáo vào ngày 23/01/2019 và 17/4/2019, phía POPS vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào cũng như bất kỳ động thái tháo gỡ nội dung vi phạm ra khỏi đầu thu FPT của phía FPT. Hành vi vi phạm trên của FPT đang làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh bình thường của POPS.

Theo đại diện của POPS, quy chiếu theo cơ sở pháp lý là Điều 28 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT); Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT và Điều 130 Luật SHTT, FPT đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu nhãn hiệu và có hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với POPS.

Ngoài việc đăng tải nội dung thuộc sở hữu của POPS, FPT cũng bị "tố" còn chiếm đoạt các hình ảnh thuộc bản quyền của POPS như tác phẩm "Mầm Chồi Lá", "POPS Kids Logo", "POPS UP Logo", hình tượng "Gấu Pô" được bảo hộ bản quyền của POPS trên nền tảng đầu thu FPT của mình. Đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả được bảo hộ của POPS.

Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, POPS cho biết FPT đã sử dụng các nhãn hiệu "Mầm Chồi Lá", "POPS Kids", "POPS UP" trên nền tảng đầu thu FPT của mình mà không có sự cho phép từ POPS. Hơn nữa, FPT còn sửa đổi, xóa tên thương mại là "POPS" khỏi nhãn hiệu "POPS Kids Logo" và "POPS UP Logo" nhằm đánh lừa người sử dụng dịch vụ.

FPT cũng bị cáo buộc "hành vi cạnh tranh không lành mạnh". POPS cho biết FPT đã nhiều lần liên lạc với POPS để đề nghị mua lại nội dung của POPS để kinh doanh trên các nền tảng của FPT. Tuy nhiên, theo POPS họ đang trong quá trình cân nhắc hợp tác thì FPT đã "chiếm đoạt nội dung" thuộc sở hữu của POPS để khai thác một cách trái phép, gây thiệt hại cho POPS.

Trước các nội dung "tố" trên của POPS, phản hồi với VnEconomy sáng nay, 22/5, đại diện FPT cho biết: "Truyền hình FPT khẳng định trong năm 2019 không đơn phương xâm phạm bản quyền của POPs như phía POPS đề cập, chúng tôi cũng đã tiến hành nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và bày tỏ thiện chí hợp tác với POPS nhưng kết quả đàm phán bất thành.

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực và đã nhờ đến luật sư can thiệp để tiếp cận được với POPS làm rõ thông tin, đàm phán hợp tác, đồng thời khẳng định sẽ theo đến cùng vụ việc này nếu PopS vẫn tiếp tục không hợp tác và gây khó dễ cho Truyền hình FPT bằng sức ép truyền thông".

Thủy Diệu

VNEconomy

Các tin tức khác

>   SDI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (22/05/2019)

>   KCB: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (22/05/2019)

>   BWA: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (22/05/2019)

>   DC1: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (22/05/2019)

>   HSA: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (22/05/2019)

>   HBW: Báo cáo tài chính năm 2018 (22/05/2019)

>   CMG nâng vốn tại CMC Global lên 100 tỷ đồng  (22/05/2019)

>   GGG: Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 không đủ điều kiện tổ chức (22/05/2019)

>   CEN: Nghị quyết Hội đồng quản trị (22/05/2019)

>   DTI: Nghị quyết Hội đồng quản trị (22/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật