Thứ Sáu, 24/05/2019 14:01

5 tháng đầu năm 2019, FDI đạt kỷ lục về vốn đầu tư đăng ký

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI 5 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây. Giải ngân vốn FDI ước đạt 7.3 tỷ USD, tăng 7.8% so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, tính đến ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 16.74 tỷ USD, tăng 69.1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư tăng ở cả 3 hợp phần.

Theo đó, cả nước có 1,363 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 6.46 tỷ USD, tăng 38.7% so với cùng kỳ năm 2018. Có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2.63 tỷ USD, tăng 5.5% so với cùng kỳ năm 2018. Có 3,160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 7.65 tỷ USD, gấp 2.8 lần so với cùng kỳ và chiếm 45.7% tổng vốn đăng ký. Không tính lượt góp vốn 3.85 tỷ USD của nhà đầu tư Hong Kong thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 38.2% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu khu vực ĐTNN, kể cả dầu thô đạt 70.4 tỷ USD, tăng 4.7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69.9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 69.5 tỷ USD, tăng 4.7% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu khu vực ĐTNN đạt 52.85 tỷ USD, tăng 6.6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56.9% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, khu vực ĐTNN xuất siêu 12.73 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 11.85 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13.28 tỷ USD, xuất siêu của khu vực ĐTNN không bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước, do đó cả nước nhập siêu 548 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71.8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1.138 tỷ USD, chiếm 8.2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5.2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hong Kong dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5.08 tỷ USD, chiếm 30.4% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2.62 tỷ USD, chiếm 15.7% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.09 tỷ USD, chiếm 12.5% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4.79 tỷ USD, chiếm 28.6% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2.78 tỷ USD, chiếm 16.6% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký hơn 1.25 tỷ USD chiếm 7.4% tổng vốn đầu tư.

Minh Nhật

FILI

Các tin tức khác

>   Vài trăm nghìn đồng một kg lá chanh Thái (24/05/2019)

>   Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia bị 'yếu đi' như thế nào? (24/05/2019)

>   Chính thức công bố quyết định thanh tra giá điện (24/05/2019)

>   Trạm thu phí gần cầu Vàm Cống được hình thành như thế nào? (24/05/2019)

>   Tôm, cá ngừ hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung (23/05/2019)

>   Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng hiệp định RCEP là 'vùng lánh nạn' (23/05/2019)

>   Đội vốn - căn bệnh trầm kha: Trách nhiệm người ký, duyệt dự án ở đâu? (23/05/2019)

>   Ngành hải quan yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu tôm càng đỏ (23/05/2019)

>   Thích đầu tư tại khu công nghiệp vốn Trung Quốc? (23/05/2019)

>   Ngành tôm hùm đất trị giá gần 40 tỷ USD ở Trung Quốc (23/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật