Shanghai Composite sụt hơn 1%, kinh tế Hàn Quốc bất ngờ giảm mạnh
Chứng khoán châu Á duy trì trạng thái trái chiều trong phiên chiều ngày thứ Năm (25/04), trong đó chứng khoán Trung Quốc giảm ngày càng mạnh.
Tính tới lúc 13h20 ngày thứ Năm (25/04 – giờ Việt Nam), chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1.13%, còn Shenzhen Composite lùi 0.954%.
Trên thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng lùi 37.52 điểm (tương đương 0.13%), khi cổ phiếu của ông lớn công nghệ Trung Quốc Tencent giảm hơn 0.6%.
Chứng khoán Trung Quốc đã trong xu hướng giảm trong cả tuần qua khi nỗi lo ngại về khả năng Chính phủ Trung Quốc giảm bớt quy mô kích thích kinh tế đang “đè nặng” lên tâm lý nhà đầu tư.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc 13h20 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC
|
Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tiến 132.1 điểm (tương đương 0.6%), còn Topix cũng tăng 0.39%.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã giữ nguyên chính sách tiền tệ, đồng thời cho biết dự định giữ lãi suất ở mức “cực thấp” cho tới ít nhất là năm 2020.
Lãi suất chính sách ngắn hạn được giữ ở mức -0.1%, cùng với cam kết dẫn dắt lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở quanh mức 0%, phần lớn phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Đồng JPY được giao dịch ở mức 111.96 đổi 1 USD sau khi suy yếu mạnh từ mức dưới 111.8 đổi 1 USD trong phiên trước.
Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi lùi 9.91 điểm (tương đương 0.45%). Chứng khoán Hàn Quốc diễn biến tiêu cực sau khi nền kinh tế nước này bất ngờ sụt giảm trong quý 1/2019, ghi nhận thành quả tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Reuters đưa tin.
Cổ phiếu của công ty sản xuất chip điện tử SK Hynix nhảy vọt hơn 2.5% sau khi Công ty cho biết họ kỳ vọng nhu cầu chip bộ nhớ sẽ phục hồi sau đó trong năm 2019.
Trong khi đó, cổ phiếu LG Electronics leo dốc khoảng 3% sau khi xuất hiện thông tin cho biết Công ty đang muốn đình chỉ hoạt động sản xuất điện thoại di động ở Hàn Quốc.
Trong tuyên bố gửi tới CNBC, LG Electronics cho biết động thái này là một phần của “chiến lược toàn cầu để giúp điện thoại LG trở nên cạnh tranh hơn, đồng thời nhấn mạnh họ không giảm quy mô của hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoài Nhật Bản) lùi 0.3% vào phiên chiều.
Thị trường Thị trường Australia tạm ngưng giao dịch trong ngày thứ Năm (25/04) nhân dịp lễ.
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm nhẹ từ mức kỷ lục vào ngày thứ Tư (24/04) khi Phố Wall tiếp nhận một loạt báo cáo lợi nhuận trái chiều.
Cụ thể, chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.2% xuống 8,102.01 điểm sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên. Chỉ số S&P 500 cũng mất 0.2% còn 2,927.25 điểm khi các lĩnh vực năng lượng và truyền thông có thành quả yếu kém. Chỉ số Dow Jones rớt 59.34 điểm xuống 26,597.05 điểm.
Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều đóng cửa tại mức cao kỷ lục trong phiên trước đó, được thúc đẩy bởi kết quả lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty như United Technologies, Coca-Cola và Twitter vào ngày thứ Ba (23/04).
Các chỉ số này lập kỷ lục chưa đầy 6 tháng sau khi lao dốc hồi cuối tháng 12/2018, vốn đã khiến Phố Wall chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, chứng khoán nhanh chóng đảo chiều khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi chính sách tiền tệ trong khi lập trường xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung được cải thiện.
Có gần 130 công ty thuộc S&P 500 đã công bố lợi nhuận quý 1 cho đến sáng ngày thứ Ba (23/04). Trong số các công ty này, có đến 78% số công ty có lợi nhuận vượt qua kỳ vọng, dữ liệu từ Refinitiv cho thấy.
Công nghệ dẫn đầu đà leo dốc, leo dốc hơn 36% kể từ Giáng sinh năm trước. Xerox là cổ phiếu có thành quả tốt nhất trong lĩnh vực này kể từ đó, bứt phá 80%.
Facebook và Microsoft là một trong những công ty báo cáo lợi nhuận vào cuối ngày thứ Tư, trong khi Amazon dự kiến công bố kết quả vào ngày thứ Năm (25/04).
Nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ mùa báo cáo lợi nhuận này trong bối cảnh e ngại lợi nhuận suy giảm. Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của FactSet bước vào mùa báo cáo này với dự báo lợi nhuận của S&P 500 giảm 4.2%. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đã báo cáo kết quả cho đến nay tăng gần 2.4%, dữ liệu từ FactSet cho thấy.
Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – dao động ở mức 98.037 sau khi rơi xuống mức 97.6 trong phiên ngày hôm qua.
Đồng AUD được “sang tay” 0.7019 USD sau khi giảm trên mức 0.707 USD trong phiên trước đó.
Giá dầu suy giảm trong phiên giao dịch châu Á, trong đó hợp đồng dầu Brent tương lai tăng nhẹ lên 74.60 USD/thùng, còn hợp đồng dầu WTI tương lai lùi 0.15% xuống 65.79 USD/thùng.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|