Chủ Nhật, 28/04/2019 11:00

Giá điện tăng 8,36%: Liệu có vấn nạn "ăn theo" giá điện?

Sau khi điện tăng giá với các hóa đơn nhảy vọt, liệu người dân có phải đối diện với vấn nạn tăng giá của nhiều mặt hàng ăn theo giá điện?

Ảnh minh họa.

Ngày càng khó khăn

Chị Lê Thị Tý, tiểu thương bán cá tại chợ Trần Văn Quang, quận Tân Bình, TPHCM cho biết, 1 tuần trở lại đây, các đầu mối lại thông báo việc tăng giá cá trong khi sức mua tại chợ thì rất thấp. Điều này vô hình trung, gây khó khăn cho công việc của chị.

Cụ thể, theo chị Tý, một số loại cá tăng giá như sau: Cá hồi từ 320.000 đồng/kg lên 360.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ từ 50.000 đồng tăng lên 80.000 đồng/kg, cá chim từ 150.000 đồng tăng lên 160.000 đồng/kg…

“Xăng tăng, điện tăng thì bắt buộc họ phải tăng. Giờ phải chịu thôi. Ngay cả nhà tôi, bình thường chỉ dùng hết 400.000 đồng tiền điện giờ tăng lên 600.000 đồng tiền điện, cũng phải chấp nhận”, chị Tý nói.

Tuy nhiên, điều chị Tý băn khoăn là sức mua tại chợ rất thấp, người tiêu dùng cũng ngày càng khó khăn vậy nên nhiều mặt hàng dù các đầu mối báo tăng giá nhưng chị không dám tăng theo.

Một tiểu thương bán rau, cũng cho biết thêm, những ngày gần đây một số mặt hàng rau cũng tăng thêm khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg. Cụ thể, rau nhút tăng từ 25.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg, cải con từ 15.000 đồng tăng lên 20.000 đồng/kg…

“Tuy nhiên, các đầu mối không nói do giá điện tăng mà họ chỉ báo chung chung thôi”, tiểu thương này nói thêm.

Cùng cảnh ngộ, ông Phan Vĩnh Phúc, bán hàng tạp hóa, quận Tân Bình, TPHCM chuyên kinh doanh hàng gia dụng cho biết, 1 tuần trở lại đây, các sản phẩm tại cửa hàng đều được các đầu mối báo tăng từ 2% cho đến 20%.

“Ví dụ 1 cái ghế nhựa là 21.000 đồng, giờ tăng giá lên 25.000 đồng. Họ chỉ báo đầu tháng lên giá chứ không quy vào giá điện tăng. Họ báo tăng thì chúng tôi phải tăng giá theo thôi”, ông Phúc nói.

Không thể “móc túi” người tiêu dùng như vậy

Đại diện Saigon Co.op cho biết, đến nay, tại Saigon Co.op chưa nhận bất cứ thông báo tăng giá nào của nhà sản xuất.

“Dù việc giá điện có gây biến động đi chăng nữa thì các nhà sản xuất cũng chưa thể gửi thông báo tăng giá dễ dàng như vậy. Chưa kể, theo thống kê mới, chi phí điện tăng chưa thể ảnh hưởng ngay đến giá của các sản phẩm hiện tại. Vì nó còn có độ trễ. Phải có lộ trình để xem xét”, vị đại diện Saigon Co.op nói.

Cũng theo vị này, các đơn vị sản xuất nên có tinh thần chia sẻ với người tiêu dùng.

“Các đơn vị sản xuất khi làm việc với chúng tôi phải cam kết giữ giá từ 3 tháng đến 6 tháng, đó là ưu tiên hàng đầu. Chứ không thể thị trường biến động là mình cũng tăng giá đối với người tiêu dùng ngay được”, vị này nói thêm.

Mai Phương

Lao Động

Các tin tức khác

>   Điện mặt trời 'mở hết tốc lực' trước giờ G (28/04/2019)

>   Cuộc đấu đốt tiền sinh tử giữa Go Jek và Grab (27/04/2019)

>   Giá điện lũy kế tăng gần 75%? (27/04/2019)

>   Tiêu thụ điện ở TP HCM cao kỷ lục trong 10 năm qua (27/04/2019)

>   Hàn Quốc chuộng mực, bạch tuộc Việt Nam (27/04/2019)

>   Phương án tăng giá điện có thuộc 'bí mật nhà nước'? (27/04/2019)

>   Sữa, măng cụt Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (27/04/2019)

>   Thủ tướng tiếp một số nhà đầu tư bên lề 'Vành đai và Con đường' (26/04/2019)

>   Trạm BOT Đồng Xoài-Phước Long đã trở lại hoạt động bình thường (26/04/2019)

>   Nhà máy thép đầu tư ngàn tỉ, bán đấu giá được 205 tỉ (26/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật