Chủ Nhật, 21/04/2019 10:00

Điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ván gỗ công nghiệp

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp (ván gỗ MDF) có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập vào Việt Nam.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 940/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp (thường được gọi là ván gỗ MDF) có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập khẩu vào Việt Nam.

Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào ngày 18/10/2018.

Bên yêu cầu bao gồm 4 công ty đại diện cho ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp Việt Nam là: Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị và Công ty Cổ phần Kim Tín MDF.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại, 4 công ty này đã cáo buộc các sản phẩm ván gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia bán phá giá vào thị trường Việt Nam với biên độ phá giá từ 18,59% đến 50,6%.

Hơn nữa, việc bán phá giá này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại cũng nêu rõ, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc.

Cụ thể, gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan và Malaysia; thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Mặt khác, tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Chính vì vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Do đó, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Uyên Hương

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Mỗi lít xăng 'cõng' hơn 56% thuế, phí? (20/04/2019)

>   Khởi tố 05 bị can liên quan Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (20/04/2019)

>   10 năm nâng tầm hàng Việt (20/04/2019)

>   Ngoài gia công, ngành IT ở Việt Nam đang làm những gì? (20/04/2019)

>   Choáng váng hình thức cho vay trực tuyến lãi suất đến 680%/năm (19/04/2019)

>   Bộ Tài chính đề xuất tăng phí nước thải với tiệm rửa xe, nhà hàng (19/04/2019)

>   Hơn 8.000 tỉ đồng xây cầu Cần Giờ (19/04/2019)

>   Thu từ xổ số, lệ phí trước bạ tăng cao trong quý 1/2019 (19/04/2019)

>   Tiếp tục 'khui' hàng loạt sai phạm tại SAGRI (19/04/2019)

>   Phụ thuộc nguyên liệu của Trung Quốc, dệt may Việt khó hưởng lợi từ FTAs (19/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật