Thứ Tư, 24/04/2019 15:07

TRỰC TUYẾN

ĐHĐCĐ LPB: Cơ sở định hướng lợi nhuận 1,900 tỷ đồng?

Chiều ngày 24/04/2019, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, UPCoM: LPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 nhằm thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức 2018 và niêm yết trên HOSE vào năm 2020 là những vấn đề sẽ được trình tại Đại hội.

Kết thúc Đại hội, các tờ trình đều được thông qua.

Thảo luận:

Bắt buộc trong năm nay LPB phải đưa vào triển khai Basel II

Hệ số CAR theo Basel II là bao nhiêu, sau khi tăng vốn là bao nhiêu? Lộ trình thực hiện Basel II?

Hệ số CAR khoảng 11%, đảm bảo được tỷ lệ an toàn. Bắt buộc trong năm nay LPB phải đưa vào triển khai Basel II.

Cơ sở định hướng lợi nhuận 2019 là 1,900 tỷ đồng?

Mạng lưới mở trong 2017, 2018 trong năm 2019 sẽ phát huy tác dụng. Trong năm 2019, không phải đầu tư nâng cấp core banking, thẻ như năm 2018, năm nay chỉ hoàn thiện thêm nên giảm được phần chi phí này. Đồng thời, mở thêm sản phẩm đặc thù phù hợp với phòng giao dịch bưu điện, cho vay tiêu dùng ổn định.

Lợi nhuận kế hoạch 2019 dựa trên khung tăng trưởng tín dụng 14%, chi phí hoạt động 2019 sau khi tính toán mở mới phòng giao dịch. Chi phí tăng lên, ngân hàng sẽ tìm mọi cách để giảm xuống. Nếu được NHNN cho phép nới room tín dụng, LPB sẽ đề ra kế hoạch vượt mức thêm.

Phát triển ngân hàng số không có chi nhánh

Lợi nhuận thu được 1,200 tỷ đồng là tương đối không cao, quy mô tăng nhanh, đề nghị BLĐ xem lại vấn đề phát triển mạng lưới nhiều nhưng chưa hiệu quả?

Ông Phạm Doãn Sơn: Sau khi Tổng Công ty Bưu điện góp vốn vào LPB, cho phép LPB mở rộng mạng lưới, nâng cấp dịch vụ. Để mở rộng thị trường bán lẻ, LPB phải nâng cấp và mở rộng mạng lưới. Không phải ai cũng có lợi thế hơn 1,000 điểm cung cấp dịch vụ như LPB.

Dự kiến hết năm nay, LPB phủ sóng khắp các phòng giao dịch, các tỉnh, để cho cho vay nông nghiệp, nông thôn. Khi mạng lưới đi vào hoạt động, chi phí đầu tư tăng, LPB thay đổi cơ cấu huy động, tránh phụ thuộc vào khách hàng lớn.

Lợi nhuận LPB vừa rồi giảm do giá vốn đầu vào tăng. Kế hoạch 2019 đã tính đến yếu tố mở rộng mạng lưới giao dịch, nhờ mạng lưới này LPB mới duy trì được hoạt động bán lẻ.

Năm nay, ban điều hành đưa ra lợi nhuận riêng kênh bảo hiểm là 350 tỷ đồng, khả năng sẽ đạt được.

Nhà nước đang đẩy mạnh hạn chế tín dụng đen ở nông thôn, đây là cơ hội để LPB đẩy mạnh dịch vụ trên kênh này.

Chủ tịch HĐQT LPB: Việc đầu tư mạng lưới phải có độ trễ mới thu được hiệu quả. Nếu tại TPHCM và Hà Nội, LPB sẽ khó cạnh tranh được với các ngân hàng mạnh. Việc mở chi nhánh phải được sự cho phép của NHNN, tuy nhiên vùng sâu vùng xa thì NHNN lại khuyến khích.

Năm 2018 – 2020, LPB dự kiến mở rộng mạng lưới và cho vay tiêu dùng. Chiến lược của LPB là phát triển ngân hàng số không có chi nhánh. Thứ nhất, phải có con người hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng, do đó, mở rộng mạng lưới là cần thiết, sau đó khi đã tự động hóa sẽ giảm được nhân sự.

Huy động vốn trung hạn từ các tổ chức nước ngoài

Dư nợ 124,000 tỷ đồng, nợ trung dài hạn chiếm 65%, trong khi đó huy động vốn chủ yếu ngắn hạn, làm thế nào giảm thiểu rủi ro?

Đầu năm 2019, NHNN đã đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn 40%.  Đến cuối năm 2019, đầu năm 2020, tỷ lệ này bị đưa xuống 35%.

Ngoài vốn chủ sở hữu, LPB đã huy động vốn trung hạn từ các tổ chức nước ngoài, đến nay tỷ lệ này của LPB đạt khoảng 36%, tính thanh khoản của Ngân hàng đã được kiểm soát tốt.

Lãi phải thu khoảng 25% trên tổng thu khá cao, liệu có vấn đề khó thu không?

Năm 2018 tỷ lệ lãi dự thu đã giảm dần và 25% không phải là tỷ lệ lớn.

Năm ngoái tăng vốn điều lệ có thành công không?

Do thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi thế giới, do đó cổ phiếu của LPB cũng vậy. Nhưng đây chỉ là tạm thời. Tính đến cuối năm vốn điều lệ là 7,500 tỷ đồng, nhưng tài sản có khoảng 11,000 tỷ đồng. Thực tế LPB đã chia cổ tức 10%.

Với chỉ tiêu 1,900 tỷ lãi trước thuế và hệ thống mạng lưới mở rộng, Chủ tịch LPB tin rằng sẽ không phụ sự kỳ vọng của cổ đông.

Niêm yết lên HOSE, không nhất thiết phải chờ đến 2020?

Chủ tịch HĐQT LPB: NHNN cho phép LPB hạn chót phải lên sàn vào 31/12/2020. Từ năm 2018, LPB đã ra nghị quyết, tìm kiếm đối tác, chọn công ty tư vấn sao cho có lợi nhất cho ngân hàng và cổ đông. Khi nào tốt nhất LPB sẽ niêm yết.

ĐHĐCĐ 2019 của LPB tổ chức chiều ngày 24/04/2019.

Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức để tăng vốn điều lệ

Tháng 3/2018, ĐHĐCĐ đã thông qua mức thù lao của các thành viên HĐQT và BKS là 40 tỷ đồng và đã thực chi trong năm là 38.86 tỷ đồng. HĐQT cũng dự kiến trình cổ đông mức thù lao cho các thành viên HĐQT và BKS trong năm 2019 là 40 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của LPB tại ngày 31/12/2018 là gần 7,500 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ LPB đã đạt hơn 8,881 tỷ đồng sau đợt trả cổ tức năm 2017 và phát hành ra công chúng.

Ngân hàng dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ lần này phát hành thêm 10% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành để chi trả cổ tức năm 2018 và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, dự kiến hơn 88.8 triệu cổ phần. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ LPB sẽ tăng lên gần 9,770 tỷ đồng.

Với số vốn điều lệ tăng thêm, LPB đề ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2019 với tổng tài sản đạt 190,000 tỷ đồng, tăng 8.5%. Huy động thị trường 1 dự kiến 165,000 tỷ đồng, tăng trưởng 19%; dư nợ thị trường 1 dự kiến 140,000 tỷ đồng, tăng gần 16%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2019 của LPB đạt 1,900 tỷ đồng, tăng gần 57% so với con số thực hiện năm 2018.

Vốn điều lệ trong năm 2019 dự kiến tăng từ mức 7,500 tỷ đồng lên 10,000 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 33%. Tỷ lệ chi trả cổ tức của LPB trong năm 2019 dự kiến với tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

Nhằm tăng tính minh bạch thông tin cũng như tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, thu hút nguồn vốn đầu tư, HĐQT LPB cũng sẽ trình cổ đông chấp thuận chuyển giao dịch cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại HOSE. Thời gian thực hiện và thủ tục niêm yết hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

LPB cũng cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2019 với tổng tài sản của LPB đạt 181,901 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ; thu nhập lãi thuần trong quý 1/2019 đạt hơn 1,401 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Trong kỳ, LPB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 133 tỷ đồng, gấp 2.2 lần so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lãi ròng LPB trong quý 1/2019 giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 410 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2019, cho vay khách hàng gần 123,758 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; trong khi đó, tiền gửi khách hàng của LPB chỉ suýt soát cùng kỳ năm trước với hơn 125,843 tỷ đồng. Tổng nợ xấu của LPB cuối quý 1/2019 suýt soát so với hồi đầu năm, ở mức 1,682 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ mức 1.41% hồi đầu năm xuống còn 1.36%.

Lợi nhuận trước thuế 2018 của LPB đạt 1,213 tỷ đồng

Năm 2018, tổng tài sản của LPB đạt 175,095 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và thực hiện được 97% kế hoạch. Huy động vốn thị trường 1 đạt 138,229 tỷ đồng, suýt soát cùng kỳ năm trước, thực hiện được 86% kế hoạch. Trong khi đó, dư nợ thị trường 1 (không bao gồm trái phiếu đặc biệt VAMC) ghi nhận 120,972 tỷ đồng, tăng 17% và hoàn thành kế hoạch.

Vốn chủ sở hữu đạt 10,201 tỷ đồng, tăng 818 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2018 LPB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 6,460 tỷ đồng lên 7,500 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, cho cổ đông hiện hữu và để chi trả cổ tức.

Lợi nhuận trước thuế 2018 của LPB đạt 1,213 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm.

Lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ năm 2018 của LPB là hơn 588 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại năm 2017 chuyển sang gần 237 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần hơn 63 tỷ đồng. HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ chi trả cổ tức 2018 với tỷ lệ 10%.

Đầu tháng 4/2019 vừa qua, Ngân hàng có thông báo thôi phân công kiêm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực phía Nam đối với ông Dương Công Toàn – Thành viên HĐQT LPB. Đồng thời, bổ nhiệm ông Dương Công Toàn giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT LPB nhiệm kỳ III (2018 – 2023) kể từ ngày 01/04/2019.

Thay thế ông Dương Công Toàn là ông Nguyễn Quý Chiến sẽ giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Bộ kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực phía Nam của LPB kể từ ngày 01/04/2019.

Trước khi nhận quyết định này, ông Nguyễn Quý Chiến đang nhận nhiệm vụ Giám đốc lưu động tại Phòng Giao dịch lớn An Phú kiêm Phó Giám đốc chi nhánh LPB TPHCM.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   HTW: Gia hạn tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   VSE: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   NNB: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   NNG: Báo cáo tài chính riêng Quý I/2019 (24/04/2019)

>   NNG: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 (24/04/2019)

>   TTJ: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   BCP: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT - đăng ký bán 2,060,400 CP (24/04/2019)

>   GSM: Ngày đăng ký cuối cùng Thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   EIC: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (24/04/2019)

>   HD8: Báo cáo tài chính năm 2018 của công ty mẹ (24/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật