Thứ Tư, 17/04/2019 09:42

Dịch vụ

Cho vay tiêu dùng - Chốt chặn thép đối với tín dụng đen

Trong 4 năm trở lại đây, trên toàn quốc đã có 7,624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có khoảng 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản. “Vay dễ trả khó” là kết luận phổ biến đối với các tin tức về rủi ro khi sử dụng loại hình tín dụng này. Thế nhưng trên thực tế, tín dụng đen vẫn cắm bộ rễ của mình vào thị trường và bằng cách nào đó vẫn có dinh dưỡng để tồn tại. Nguyên nhân do đâu?

1,001 lý do vay tín dụng đen

Sở dĩ, loại hình cho vay này phát triển mạnh bởi chúng nhắm vào bà con ở nông thôn hoặc người lao động – đối tượng chiếm số lượng không nhỏ trong cộng đồng dân cư nhưng lại thiếu kiến thức tài chính, chậm nắm bắt các loại hình dịch vụ ngân hàng. Đối với các đối tượng này, việc vay ngân hàng là một khái niệm xa xỉ, tương đồng với hình dung về những khoản vay khủng và phục vụ mục đích kinh doanh. Do đó, khi có nhu cầu vay nhỏ lẻ như vay lo chuyện gia đình, vay đi học, vay chữa bệnh và không tìm được nguồn vay từ bạn bè, họ hàng, đích đến cuối cùng chỉ có thể là tín dụng đen. Ngoài ra, yếu tố thời gian, thủ tục đơn giản cũng được xem trọng khi các tổ chức tín dụng này thường có quy trình rất nhanh gọn, gần như ngay lập tức “xuống tiền” dựa trên hai yếu tố, một là chứng minh nhân dân để xác định địa chỉ “đòi nợ” và hai là cầm cố tài sản với cách định giá cảm tính, thậm chí thấp hơn giá trị thực và gây thiệt thòi cho người đi vay.

Bên cạnh đó, vì không nắm vững kiến thức tài chính, người đi vay không hình dung được mức lãi khủng mà mình phải trả, dẫn đến rơi vào ma trận “vay dễ nhưng trả khó” mà các tổ chức tín dụng đen bày ra.

Cho vay tiêu dùng – chốt chặn thép đối với tín dụng đen

Có nhu cầu về vốn tất có cho vay và cho vay này bao hàm cả tín dụng đen. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu tín dụng đen là giải tỏa cơn khát vốn của đại đa số người dân và việc phát triển cho vay tiêu dùng do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính được cấp phép hoạt động triển khai được xem là trọng tâm chính của mục tiêu này. Đáp ứng nhu cầu từ thị trường, bên cạnh các gói cho vay kinh doanh, nhiều ngân hàng đã triển khai các gói cho vay nhỏ lẻ, phục vụ mục đích tiêu dùng. Đơn cử là Sacombank, ngân hàng đang triển khai 14 loại hình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống với các hình thức có tài sản hoặc không cần tài sản bảo đảm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Cụ thể, với hình thức thế chấp tài sản bảo đảm, Sacombank đang triển khai các sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu phục vụ đời sống với vốn vay lên đến 100% giá trị nhu cầu, không giới hạn số tiền tối đa: vay mua nhà, vay du học, vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng (xây/sửa chữa nhà, khám chữa bệnh, mua sắm vật dụng gia đình…)

Với hình thức vay không cần tài sản bảo đảm, Sacombank cũng đang triển khai các sản phẩmphục vụ nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng với số tiền vay lên đến 500 triệu đồng như Cho vay nhanh trong vòng 4 giờ, Cho vay dành cho cán bộ nhân viên Nhà nước, cán bộ nhân viên có thu nhập từ lương đối tượng hưu trí,  Cho vay mua xe máy (tối đa 90% giá trị xe), thấu chi tiêu dùng…

Dù đáp ứng các mục đích cho vay khác nhau nhưng điểm chung của các loại hình này là việc áp lãi suất và định giá tài sản luôn tuân theo quy chuẩn pháp luật, bảo đảm lợi ích của người đi vay, thời gian thanh toán tùy mục đích và có thể lên đến 25 năm giúp giảm áp lực trả nợ. Bên cạnh đó, cũng như nhiều ngân hàng khác, Sacombank đang áp dụng kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thời gian cho vay và thúc đẩy phổ cập kiến thức tài chính – ngân hàng đến cộng đồng.  Điển hình, ngân hàng đang triển khai Hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS). LOS cho phép Sacombank tự động hóa công tác giao nhận hồ sơ, giảm chứng từ giấy, nhập liệu và tái sử dụng dữ liệu nhiều lần, giúp công tác xử lý hồ sơ ở giai đoạn triển khai phán quyết và ở các trình phê duyệt lần sau nhanh chóng hơn. Song song đó, Sacombank cũng đẩy mạng công tác truyền thông đến từng hộ dân bằng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 thông qua hotline 1900 5555 88, email ask@sacombank.com hay Fanpage Sacombank. Giờ đây, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ cần liên hệ bất kỳ điểm giao dịch nào trong mạng lưới gồm 566 điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc hoặc liên hệ hotline, email, fanpage sẽ được nhân viên tư vấn tận tình các gói vay phù hợp, thẩm định hồ sơ và thủ tục cần có cho khách hàng.

Việc phát triển cho vay tiêu dùng thông qua Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được cấp phép sẽ là “chốt chặn thép” giúp đẩy lùi tín dụng đen, cung cấp cho người dân những lựa chọn tài chính lành mạnh. Đây cũng là đòn bẩy giúp Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc trong việc giảm thiểu tín dụng đen, giảm thiểu tệ nạn xã hội, giải tỏa cơn khát vốn, từ đó tăng sức mua, tạo nên sự sôi động cho thị trường hàng hoá tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và kích thích kinh tế phát triển.

FILI

Các tin tức khác

>   Sacombank: Kế hoạch lãi trước thuế 2019 đạt 2,650 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (16/04/2019)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng sau 2 phiên tăng liên tục (16/04/2019)

>   MB: Ngân hàng tiên phong được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II (16/04/2019)

>   Kế hoạch ngân hàng 2019: Mục tiêu chính là tăng vốn? (17/04/2019)

>   Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn (16/04/2019)

>   Ngân hàng hiện đại và doanh nghiệp thời 4.0 (16/04/2019)

>   Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi đấu giá (15/04/2019)

>   HDBank: Dự kiến chia cổ tức 2018 tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu (14/04/2019)

>   VPBank: Phát hành riêng lẻ tối đa 260 triệu cp trong năm 2019, không chia cổ tức 2018 (13/04/2019)

>   ĐHĐCĐ KienLongBank: Chia cổ tức 13%, tất toán 100% trái phiếu đặc biệt VAMC trong năm 2019 (13/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật