Thứ Sáu, 05/04/2019 09:00

Các “ông vua tiền mặt” đang và sẽ xài tiền như thế nào?

Khi đầu tư vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư hay chú ý đến kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, bên cạnh đó thì chỉ tiêu tiền mặt cũng được nhà đầu tư xem xét đến. Việc nắm giữ tiền mặt phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như suy tính ngắn hoặc dài hạn của các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Vietstock, có đến 69 doanh nghiệp trên sàn (trừ nhóm ngân hàng, CTCK và bảo hiểm) ghi nhận lượng tiền mặt trên 1,000 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2018), tổng tiền mặt mà các công ty nắm giữ tại thời điểm cuối năm 2018 lên tới 433,000 tỷ đồng. Tiền mặt được xét ở đây bao gồm khoản tiền, các khoản tương đương tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Doanh nghiệp nào đang giữ tiền khủng?

Kết thúc niên độ 2018, 10 đại gia tiền mặt đã lộ diện, điểm qua đều là những gương mặt khá thân quen như: GAS, ACV, VIC, PLX, NVL, SAB, GVR, VNM, VEA và FPT.

7 trong 10 đại gia này đều đẩy mạnh nắm giữ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với tỷ lệ trên 50% trong tổng số tiền mặt, nhằm kiếm được khoản sinh lời tạm thời trong lúc chờ đợi những cơ hội đầu tư tốt hơn. Đối với VIC và NVL, 2 ông lớn của ngành xây dựng và bất động sản, ưu tiên nắm giữ tiền và các khoản tương đương tiền nhiều hơn do đặc thù của ngành. Nếu VIC nắm 87% khoản tiền và tương đương tiền thì NVL nắm giữ đến 99% khoản mục này trong khoản tiền mặt.

Có nhiều tiền giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quyết định, nhanh chóng chớp lấy thời cơ, giành lợi thế trên thị trường. Trong điều kiện kinh tế dự báo sẽ còn nhiều biến động, những cú sốc có thể bất ngờ ập đến, nhiều tiền sẽ giúp doanh nghiệp xoay xở tốt hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng không thể nào ôm khư khư đống tiền này, việc sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả mới là điều cổ đông quan tâm nhất.

Gửi tiền ở “nhà băng” ẵm lãi khủng

Với các doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư, số tiền nhàn rỗi có thể gửi tại ngân hàng để lấy tiền lãi định kỳ. Tuy là đơn vị nắm giữ tiền mặt ở vị trí thứ 2 nhưng AVC lại đem để số tiền này gửi ngân hàng nhiều nhất trong 10 đại gia. Tại ngày 31/12/2018, AVC đem gửi ngân hàng hơn 24,000 tỷ đồng, trong đó với 610 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn và hơn 23,000 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn. Với số tiền đem gửi trong “nhà băng”, AVC thu được về cho mình hơn 1,300 tỷ đồng tiền lãi trong năm 2018.

Không kém cạnh, GAS cũng gửi vào “nhà băng” gần 23,000 tỷ đồng và ẵm lãi khủng 1,400 tỷ đồng, như vậy số tiền gửi ngân hàng chiếm đến 37% tổng tài sản tại ngày cuối năm 2018 (62,500 tỷ đồng).

Có hào phóng trong chi trả cổ tức?

Chỉ tính riêng năm 2018, thì 9 trong 10 đại gia này phân phối lợi nhuận cho cổ đông theo hình thức là chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thấp nhất là 2.5% đến tỷ lệ cao nhất là 40%.

Theo đó, “ông lớn” ngành sữa VNM kế hoạch chi trả cho cổ đông đến 50% lợi nhuận sau thuế của năm 2017, như vậy ước tính con số là hơn 5,000 tỷ đồng. Và rồi giữ đúng lời hứa, năm 2018, vào tháng 9 và tháng 12 lần lượt VNM đã chi trả cổ tức đợt 1 với tỷ lệ là 20%, cổ tức đợt 2 với tỷ lệ là 10%.

Trường hợp của GVR vừa mới lên sàn UPCoM tháng 3/2018 nên chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ khá khiêm tốn 2.5%, tương đương với việc chi ra gần 1,000 tỷ đồng.

Riêng VIC chi trả cổ tức sẽ được phân phối theo phương thức thực hiện quyền theo tỷ lệ 1,000:200. Trong đó, VIC còn phân đôi tỷ lệ 1,000:100 tương ứng với giá trị cổ tức hơn 2,600 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế đến năm 2017, phần tỷ lệ còn lại 1,000:100 với tổng giá trị cổ tức hơn 2,900 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế đến hết quý 1/2018.

Nguồn: BCLCTT của các Công ty

Mạnh tay mua bán và sáp nhập (M&A), đầu tư dự án

Ngoài việc đầu tư ngân hàng hay chia cổ tức cho cổ đông thì các doanh nghiệp nhiều tiền trên còn dùng lượng tiền mặt lớn để thực hiện các thương vụ M&A hoặc mua lại dự án để phát triển.

Có thể nói, VIC khá mạnh tay trong việc chi tiền cho hoạt động M&A, mở rộng phát triển nhiều mảng trong hệ sinh thái hoạt động của mình. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, VIC đã chi 39 tỷ đồng mua lại Viễn Thông A vào tháng 11/2018, được biết việc này nhằm mở rộng kênh phân phối cho điện thoại Vsmart.

Trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng, VIC đã chi 1,412 tỷ đồng thâu tóm toàn bộ Fivimart vào tháng 8/2018, theo đó 23 siêu thị Finimart sẽ chính thức đổi tên và thuộc quyển sở hữu của VinCommerce. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, VIC cũng đã nâng sở hữu tại CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF) lên 60%.

Đáng chú ý hơn đó là VIC chi lớn 919 tỷ đồng cho việc thâu tóm toàn bộ hệ thống General Motors Việt Nam (GM Việt Nam), dọn sẵn hệ thống phân phối cho xe Vinfast – dòng xe của Việt Nam sản xuất sắp ra mắt.

Nói về ông lớn “ngành sữa”, bên cạnh đặt mục tiêu doanh thu không thấp hơn 56,000 tỷ đồng năm 2019, VNM còn muốn đẩy mạnh M&A trong ngành. Động thái chào mua CTCP GTNFoods (HOSE: GTN) theo Nghị quyết HĐQT VNM ngày 12/03 là minh chứng cụ thể, ước tính VNM sẽ phải 1,500 tỷ đồng cho tham vọng thâu tóm GTN, thực chất là sữa Mộc Châu (do GTN hiện đang sở hữu 51% CTCP Giống bò sữa Mộc Châu – đơn vị sở hữu trên 24,000 con bò, tăng trưởng đều đặn 14%/năm, công suất đạt 150 tấn sữa/ngày và 100,000 tấn sữa mỗi năm). Bất ngờ thay, vào ngày 23/03 thì GTN đã không đồng ý phương án chào mua công khai của VNM.

Mọi việc đều chưa rõ ràng cho thương vụ trên, nhưng tầm nhìn dài hơi hơn, VNM sẽ sẵn sàng cho các hoạt động M&A và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả 3 hướng tích hợp ngang, dọc và kết hợp.

Về phần NVL, theo BCTC hợp nhất đã kiểm toán được công bố, Tập đoàn này cũng khá mạnh tay chi hơn 8,500 tỷ đồng cho các khoản M&A trong năm 2018.

Năm 2019, NVL sẽ tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch (hệ sinh thái) như dự án NovaWorld Integrated. Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí NovaWorld đi theo hình thức tổ hợp nghỉ dưỡng tích hợp (Integrated Resort) với các hình thức lưu trú đa dạng như biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ, nhà phố,… Mỗi cụm NovaWorld sẽ có quy mô từ 100 ha trở lên, đi theo một chủ đề chính, tạo điểm nhấn riêng biệt và độc đáo cho du lịch tại các địa phương được lựa chọn phát triển như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết - Bình Thuận, Quảng Nam,…

Ngoài ra, FPT cũng là một ông lớn dám bung tiền để thâu tóm doanh nghiệp ngoại. Cụ thể, ngày 12/07/2018, FPT đã mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ.

Phương Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   HEJ: Công văn giải trình ý kiến kiểm toán ngoài trừ báo cáo tài chính 2018 (03/04/2019)

>   BSA: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   I10: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   I10: Văn bản giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (03/04/2019)

>   TRS: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   CEC: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   BVG: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   BHC: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   GTD: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

>   TMW: Báo cáo tài chính năm 2018 (03/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật