Thứ Sáu, 12/04/2019 21:56

Bộ Y tế lên tiếng về việc sử dụng acid benzoic, acid sorbic trong tương ớt Chin-su

Việc Nhật Bản không quy định acid benzoic, acid sorbic làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản.

* Masan nói gì về lô hàng 18,000 chai tương ớt Chin-Su bị dừng lưu thông ở Nhật Bản?

Sáng 12/04, Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đã có công văn chính thức trả lời thắc mắc của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, MCH) về việc làm rõ quy định của Việt Nam cũng như Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex đối với việc sử dụng acid benzoic (INS 210) hoặc muối natri benzoat (INS 211) và acid sorbic (INS 200) hoặc muối kali sorbat (INS 202) trong thực phẩm nói chung, trong đó có sản phẩm tương ớt nói riêng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, các chất này là chất bảo quản được phép sử dụng trong tương ớt theo quy định của Bộ Y tế với hàm lượng tối đa 1,000 mg/kg sản phẩm. Đây cũng là quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex bao gồm 189 thành viên, trong đó có Mỹ, châu Âu, Thái Lan…

Như vậy, sản phẩm tương ớt Chin-su của Masan sử dụng acid benzoic hoặc muối natri benzoate với hàm lượng không vượt quá 1,000 mg/kg sản phẩm là phù hợp với quy định của Việt Nam và Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex và an toàn cho người sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm giải thích thêm, hiện nay tại Nhật Bản, acid benzoic cũng như acid sorbic chưa quy định sử dụng trong tương ớt nhưng không có nghĩa là bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Cơ quan y tế nước này vẫn đang cho phép dùng acid benzoic, acid sorbic trong sản phẩm trứng cá muối, bơ thực vật, nước tương, đồ uống không cồn…

Cục An toàn thực phẩm cho biết, việc Nhật Bản không quy định acid benzoic, acid sorbic làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản. Thực tế Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm (trong đó có tương ớt) của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex. Đây cũng là tiêu chuẩn mà những quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, châu Âu… đang sử dụng.

Ngoài ra, theo quy định, việc sử dụng acid benzoic, natri benzoate, acid sorbic, kali sorbet trong tương ớt theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam không yêu cầu các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi cảnh báo mà chỉ yêu cầu ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có).

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   SHG: Báo cáo tài chính năm 2018 (Công ty mẹ) (12/04/2019)

>   UPH: Báo cáo tài chính năm 2018 (12/04/2019)

>   WSB: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (12/04/2019)

>   VFR: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (12/04/2019)

>   VWS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (12/04/2019)

>   VHF: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (12/04/2019)

>   VIM: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (12/04/2019)

>   VLB: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (12/04/2019)

>   QNS: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (12/04/2019)

>   TID: Báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán năm 2018 (12/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật