Thứ Hai, 04/03/2019 06:30

Tuần 04-08/03/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: FPT, MSN, MWG, PLX, PVS, SBT, SHB, VCB, VJCVRE.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

FPT - CTCP FPT

FPT hầu như đi ngang trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến nay. Giá đang dao động trong kênh đi ngang ngắn hạn với cận trên là vùng 45,000-46,000 và cận dưới là vùng 40,000-41,000.

Chỉ báo Stochastic Oscillator duy trì cho bán và rơi khỏi vùng overbought. MACD cắt xuống đường tín hiệu nên khả năng rung lắc cao.

Khối lượng tiếp tục sụt giảm trở lại và dưới mức trung bình 20 phiên. Điều này cần được cải thiện trong các phiên tới để hạn chế rủi ro giảm sâu.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan

MSN xuất hiện mẫu hình nến Dagonfly Doji trong phiên giao dịch cuối tuần.

Giá vẫn đang nằm trên đường middle của Bollinger Bands và các đường SMA trung hạn nên xu hướng tăng hoàn toàn được ủng hộ.

MACD duy trì cho mua trên ngưỡng 0 nên rủi ro là không lớn.

Mục tiêu ngắn hạn là vùng đỉnh cũ tháng 08/2018 (tương đương vùng 94,000-97,000).

MWG – CTCP Đầu tư Thế giới Di động

MWG đang nằm trong kênh giá tăng điểm trung hạn nên xu hướng tăng đang được ủng hộ.

MACD đảo chiều và đang về gần signal line. Nếu tín hiệu bán xuất hiện thì rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng.

Khối lượng sụt giảm mạnh dưới mức trung bình 20 phiên. Điều này cần được cải thiện trong các phiên tới để giá có thể tăng trưởng trở lại.

PLX - Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam

PLX tăng điểm mạnh trở lại và nằm trên middle của Bollinger Bands nên đà tăng vẫn đang tiếp diễn.

MACD duy trì nằm trên đường tín hiệu và ngưỡng 0 nên rủi ro là không lớn.

Khối lượng liên tục nằm ở mức cao trên trung bình 20 phiên trong suốt tuần qua cho thấy dòng tiền đang rất ổn định.

Đáy cũ các tháng 11/2017, tháng 07/2018 và tháng 01/2019 (tương đương vùng 51,000-55,000) là hỗ trợ rất mạnh của PLX khi đã được test thành công rất nhiều lần trong quá khứ. Việc mua mạnh khi giá tiền gần về vùng này được giới phân tích ủng hộ.

PVS - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PVS đang bám theo Upper Band của Bollinger Bands nên đà tăng vẫn đang tiếp diễn.

MACD tiếp tục tăng trên ngưỡng 0 nên đà tăng khá vững chắc.

Giá đang test lại đỉnh cũ tháng 12/2018 (tương đương vùng 20,500-21,200). Đây cũng là kháng cự của PVS trong ngắn hạn.

Nếu vượt qua được ngưỡng cản trên thì mục tiêu tiếp theo là đỉnh cũ tháng 10/2018 (tương đương vùng 22,000-22,700).

SBT - CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa

SBT xuất hiện mẫu hình nến Hammer khi test các đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đang đi vào vùng oversold nên khả năng giá sẽ có hồi phục trong ngắn hạn.

Khối lượng liên tục tăng trở lại trong các phiên cuối tuần và vượt mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy dòng tiền đang quay trở lại.

Đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày (tương đương vùng 19,500-19,800) tiếp tục là hỗ trợ tốt của SBT.

SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

SHB tăng điểm trở lại và đang nằm trên đường middle của Bollinger Bands nên xu hướng tăng ngắn hạn vẫn chưa bị đảo ngược.

Khối lượng hầu như dưới mức trung bình 20 phiên trong tuần giao dịch vừa qua. Điều này cần được cải thiện trong các phiên tới để giá có thể bứt phá trở lại.

Vùng 7,000-7,300 được giới phân tích kỹ thuật đánh giá cao do có khối lượng tích lũy lớn và test thành công nhiều lần trong quá khứ.

VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần. Giá đang nằm trên middle của Bollinger Bands nên xu hướng tăng vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, MACD đã đảo chiều khi chạm mức đỉnh của tháng 08/2018 nên rủi ro điều chỉnh tăng lên.

Đỉnh cũ tháng 09/2018 (tương đương vùng 63,500-65,000) là kháng cự của VCB trong ngắn hạn.

VJC - CTCP Hàng không VietJet

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho bán trở lại. MACD nằm dưới đường tín hiệu và có thể cắt xuống ngưỡng 0 trong các phiên tới nên rủi ro đang tăng cao.

Đáy cũ tháng 05/2018 và tháng 01/2019 (tương đương vùng 113,000-116,000) là hỗ trợ tốt của VJC nếu có điều chỉnh xảy ra. Việc mua vào khi giá về gần vùng này được giới phân tích ủng hộ mạnh mẽ.

VRE - CTCP Vincom Retail

Chỉ báo Stochastic Oscillator duy trì cho bán và đã rơi khỏi vùng oversold nên khả năng cao giá sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn.

Khối lượng sụt giảm mạnh dưới mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch rất thận trọng.

Đường trendline giảm điểm trung hạn đã bị phá vỡ (tương đương vùng 31,500-32,500) là hỗ trợ tốt của VRE nếu hiện tượng giảm điểm bất ngờ xảy ra.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 04-08/03/2019 (03/03/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/03: Stochastic Oscillator chuẩn bị rơi khỏi vùng overbought (01/03/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/02: MACD có thể cho bán trở lại (28/02/2019)

>   Ngày 28/02/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/02/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/02: Giằng co mạnh (27/02/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/02: Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán (26/02/2019)

>   GAS - Giờ G đã đến (27/02/2019)

>   Ngày 26/02/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/02/2019)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/02: Rung lắc khi chạm kháng cự mạnh (25/02/2019)

>   Tuần 25/02-01/03/2019: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật