Thứ Ba, 05/03/2019 17:20

Thực tế sự cố với YouTube ảnh hưởng đến nguồn thu của Yeah1 như thế nào?

YouTube có thể chấm dứt thỏa thuận CHSA sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc quản lý các kênh của bên thứ ba chứ không ảnh hưởng đến hoạt động của các kênh YouTube tự sở hữu.

* Sự cố với YouTube, Yeah1 Network sẽ làm gì trong trường hợp xấu nhất?

YouTube vừa quyết định chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) sau ngày 31/03/2019 đối với các công ty liên quan tới mảng YouTube Adsense của Yeah1 bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC. Do YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (Yeah1 sở hữu gián tiếp 16.93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc Tập đoàn.

Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến nguồn thu của Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) khi Công ty này cho rằng YouTube MCN chỉ đóng góp vào khoảng 13% lợi nhuận sau thuế?

Yeah1 cho biết, hoạt động kinh doanh kỹ thuật số của Công ty bao gồm hai mảng chính: YouTube và Xuất bản nội dung số (Yeah1 Publishing) với tổng đóng góp 55.6% doanh thu và 84% lợi nhuận sau thuế của cả Tập đoàn.

Trong đó, phân khúc YouTube bao gồm Bán hàng trực tiếp và MCN YouTube, liên quan đến việc quản lý các kênh YouTube. Đội ngũ YouTube MCN quản lý các kênh YouTube tự sở hữu cũng như thay mặt cho YouTube quản lý các kênh của bên thứ ba.

Mô hình doanh thu khi Yeah1 quản lý các kênh của bên thứ ba như sau:

(1) YouTube nhận doanh thu quảng cáo từ các nhãn hàng/đơn vị quảng cáo

(2) YouTube giữ 45% doanh thu quảng cáo (ở bước 1) và trả cho Yeah1 phần còn lại 55%

(3) Yeah1 giữ 5-30% doanh thu từ YouTube (ở bước 2) và trả 70-95% còn lại cho các kênh đối tác.

Mô hình doanh thu từ các kênh YouTube tự sở hữu như sau:

(1) YouTube nhận doanh thu quảng cáo từ các nhãn hàng/đơn vị quảng cáo

(2) YouTube giữ 45% doanh thu quảng cáo (ở bước 1) và trả cho Yeah1 số còn lại 55%.

(3) Yeah1 giữ 100% doanh thu từ YouTube.

Do đó, Yeah1 có tỷ lệ doanh thu quảng cáo lớn hơn nhiều và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn đáng kể đối với các kênh YouTube tự sở hữu.

Theo Yeah 1, việc YouTube có thể chấm dứt thỏa thuận CHSA sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc quản lý các kênh của bên thứ ba chứ không ảnh hưởng đến hoạt động của các kênh YouTube tự sở hữu.

Yeah1 cũng cho biết, năm 2018, tổng doanh thu từ YouTube MCN là 309 tỷ đồng (tương đương 13.3 triệu USD), trong đó 1.35 triệu USD từ các kênh YouTube tự sở hữu và 11.95 triệu USD từ các kênh của bên thứ ba.

Biên lợi nhuận từ các kênh tự sở hữu (trên 50%) cao hơn đáng kể so với các kênh của bên thứ ba (khoảng 8%). Do đó, lợi nhuận ròng sau thuế liên quan đến việc quản lý các kênh YouTube của bên thứ ba là khoảng 1 triệu USD, tương đương 13% tổng số của nhóm.

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   SEB: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (05/03/2019)

>   THB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (05/03/2019)

>   NAG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 (05/03/2019)

>   SMN: Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (05/03/2019)

>   TPP: Báo cáo thường niên 2018 (05/03/2019)

>   S99: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (05/03/2019)

>   HAC: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách họp đại hội đồng cổ đông (05/03/2019)

>   HBH: Thông báo lập danh sách cổ đông tham dự đại hội đồng cổ đông năm 2019 (05/03/2019)

>   PMP: Thông báo chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (05/03/2019)

>   MCF: Báo cáo tài chính năm 2018 (05/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật