Chủ Nhật, 24/03/2019 21:34

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng trưởng chững lại có thể khiến kinh tế toàn cầu năm nay mất đà.

Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Báo Le Monde của Pháp nhận định rằng “sự hụt hơi” của kinh tế Trung Quốc khiến giới đầu tư quốc tế lo ngại.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng trưởng chững lại có thể khiến kinh tế toàn cầu năm nay mất đà.

Trong một báo báo công bố tại Kỳ họp thứ 2 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa XIII hồi đầu tháng này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra dự đoán kinh tế Trung Quốc trong năm 2019 tăng trưởng khoảng 6-6,5%, so với mức mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là 6,5%.

Tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại đã làm dấy lên những lo ngại rằng sự giảm tốc đó sẽ làm hỏng những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đạt được mục tiêu xây dựng một “xã hội khá giả," hay nói cách khác đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người so với các mức của năm 2010.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc gia tăng, giới đầu tư Nhật Bản rút khỏi trung tâm kinh tế Thâm Quyến…, là vài ví dụ cho thấy những bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động tiêu thụ xe ôtô, điện thoại cũng sa sút.

Thời gian qua, Trung Quốc đã phải vật lộn chống chọi với nhiều áp lực khi nền kinh tế tăng chững lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Bên cạnh việc sẽ nới lỏng hơn nữa hoạt động kiểm soát đối với việc các công ty nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc, Bắc Kinh muốn thúc đẩy chi tiêu và cắt giảm hàng tỷ USD tiền thuế và các loại phí.

Theo Le Monde, tình trạng kinh tế Trung Quốc chững lại ảnh hưởng trước hết đến các quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc, như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, vùng lãnh thổ Đài Loan.

Các nước bán nhiều khoáng sản cho Trung Quốc, như Australia, Nga, các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh hay Brazil cũng trong nhóm chịu thiệt hại hàng đầu./.

M.Ly

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới tăng 3 tuần liên tiếp lên cao nhất trong 3 tuần (23/03/2019)

>   Dầu WTI tăng 3 tuần liên tiếp bất chấp đà giảm mạnh trong phiên (23/03/2019)

>   S&P Ratings: Fed có thể chưa ngừng nâng lãi suất (22/03/2019)

>   1.3 ngàn tỷ USD và 7,000 việc làm tài chính “cuốn gói” khỏi Anh vì Brexit (22/03/2019)

>   Dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng, dầu Brent có phiên giảm đầu tiên trong 4 phiên (22/03/2019)

>   Vàng thế giới lên đỉnh 1 tuần sau tuyên bố đậm chất “bồ câu” từ Fed (22/03/2019)

>   Dầu lên đỉnh 4 tháng khi nguồn cung tại Mỹ sụt gần 10 triệu thùng (21/03/2019)

>   Vàng thế giới trồi sụt sau thông điệp chính sách mới nhất từ Fed (21/03/2019)

>   Boeing đã học được gì từ những vụ tai nạn máy bay của những năm 1960 (21/03/2019)

>   Iraq được Mỹ gia hạn miễn trừ lệnh trừng phạt Iran thêm 90 ngày (20/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật