Thứ Sáu, 29/03/2019 15:20

Không 'quan hệ', 'bôi trơn' thì doanh nghiệp khó sống

58,2% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước (ở địa phương) giải quyết thủ tục; 54,8% cho biết phải mất tiền bôi trơn.

Trình bày báo cáo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho rằng về tổng thể, PCI năm nay ghi nhận những cảm nhận tích cực của khoảng 12.000 doanh nghiệp (DN) dân doanh về nỗ lực gần đây của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều con số cho thấy môi trường kinh doanh còn đầy yếu tố bất trắc với DN. Cụ thể, 58,2% DN cho biết có hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước (ở địa phương) giải quyết thủ tục; 54,8% cho biết phải mất tiền bôi trơn.

Có 34% DN cho biết họ gặp khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi điều kiện; 15,8% DN cho biết sau khi có giấy chứng nhận đăng ký DN, phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ các giấy tờ cần thiết khác để có thể chính thức hoạt động...

“Con số trên có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ công ty gặp khó khăn để xin được các loại giấy phép cũng cao ở mức đáng báo động”, ông Tuấn quan ngại và bày tỏ mong muốn rằng cần có thêm nhiều nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các cơ quan nhà nước thì cộng đồng DN mới giảm bớt gánh nặng chi phí ngoài luồng.

Chi tiết hơn, điều tra PCI 2018 cho thấy, các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa thường có mức độ gặp khó khăn cao hơn các công ty lớn trong tiếp cận vốn, mặt bằng. Các DN mới thành lập từ 5 năm trở lại đây là nhóm có tỷ lệ gặp khó khăn cao nhất, đặc biệt là khi tìm kiếm nguồn vốn, mặt bằng kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính.

Chính vì việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi nên các DN cho rằng khả năng để họ dự đoán được việc thực hiện của địa phương đối với các quy định pháp luật của T.Ư rất hạn chế. Hệ quả là các DN bị động trong kế hoạch mở rộng đầu tư và kinh doanh của mình.

Một điểm rất đáng suy nghĩ trong bảng xếp hạng PCI 2018 là việc điểm số của các địa phương đầu tàu kinh tế không có chuyển biến đáng kể, thậm chí thụt lùi, điển hình như với địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2018 là Quảng Ninh năm nay vẫn trụ ở đỉnh bảng song điểm số lại thấp hơn năm ngoái khi chỉ đạt 70,36 điểm trên thang điểm 100 (so với mức 70,69 điểm 1 năm trước).

Trong khi Đà Nẵng chỉ nhích từ 70,11 điểm lên 70,19 điểm và bị rớt từ vị trí 2 xuống thứ 5. TP.HCM chỉ tăng 0,15 điểm và bị rớt 2 hạng, suýt bật ra khỏi top 10.

Chí Hiếu

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Quyết thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn bị bán giá rẻ bèo (29/03/2019)

>   Nhà đầu tư BOT 'lo' chậm tiến độ việc thu phí tự động (29/03/2019)

>   Quý 1/2019: Kinh tế trong nước vẫn ổn định (29/03/2019)

>   Dè dặt giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (29/03/2019)

>   Quý 1/2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9.2% so với cùng kỳ (29/03/2019)

>   Xuất siêu 536 triệu USD hàng hóa trong quý 1/2019 (29/03/2019)

>   Vì sao không đấu thầu nhà ga T3 Tân Sơn Nhất? (29/03/2019)

>   Thứ trưởng Giao thông: Hà Nội hạn chế xe cá nhân là cần thiết (29/03/2019)

>   Đã có tổ chức, cá nhân bị quy trách nhiệm chậm cổ phần hoá (28/03/2019)

>   Dù 23 tỉnh bị dịch tả lợn Châu Phi, giá lợn hơi đang "ấm" dần (28/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật