Khi nhận được tin xấu, Warren Buffet làm gì?
Ngay cả khi giới báo chí đưa ra tin tiêu cực hay khi thị trường lao dốc, Warren Buffet vẫn không hề nao núng mà bán tháo số cổ phần mà ông nắm giữ tại một công ty nào đó. “Thị trường chứng khoán không ở đó để hướng dẫn tôi, mà là để phục vụ tôi”, ông Buffet trả lời trên chương trình “Squawk Box” của CNBC trong ngày thứ Hai (25/02).
Chủ đề nảy sinh khi Quick hỏi Buffet một câu hỏi về quan điểm của ông đối với công ty Kraft Heinz. Vài ngày trước khi cuộc trò chuyện này diễn ra, Kraft Heinz, một trong những khoản nắm giữ có giá trị lớn nhất của Berkshire Hathaway, đã không đạt kỳ vọng về lợi nhuận và cho biết rằng công ty đã nhận được trát mời hầu tòa từ Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Sau khi tin tức đó lộ ra, giá cổ phiếu của công ty này giảm đến 30% và làm giảm giá trị cổ phần của Berkshire Hathaway “bốc hơi” hơn 4 triệu USD.
Nhưng cho dù Buffet đã thừa nhận là “chúng tôi đã trả mức tiền quá cao cho Kraft”, ông vẫn không có ý định bán số cổ phần mà ông nắm giữ của công ty này. Việc làm của ông là tập trung và đánh giá bức tranh tổng thể về công ty đó. “Nếu công ty đó có tin xấu và cổ phiếu của nó lao dốc, thì câu hỏi đặt ra là: Giá trị dài hạn của công ty đó có thay đổi hay không?” ông Buffet nói.
Việc cổ phiếu phục hồi sau đà giảm là chuyện hoàn toàn có thể. Theo ông Buffet thì điểm quan trọng là “bạn phải biết chắc rằng về cơ bản doanh nghiệp đó vẫn ổn”.
Đầu tư kiểu Buffet
Nhà tiên tri của xứ sở Ohama có một phương pháp rất thực tế để đưa ra những quyết định đầu tư. Trước khi giao ra bất cứ khoản tiền nào, ông Buffet đều sẽ tìm ra mọi thông tin về công ty mà ông đang có hứng thú. “Bạn phải có khả năng ứng biến với mọi kiểu tình huống”, ông nói với các cổ đông vào năm 2006.
Ông Buffett nhận định: “Một khi bạn đã có thể ứng biến mọi thứ, biết được phần thông tin đúng đắn và tự suy luận được từ thông tin đó, và bạn biết cách để thị trường thành nơi phục vụ cho bạn chứ không để nó dẫn bạn đi, thì bạn không thể sai được”.
Và mặc dù Buffet đang quản lý những mối đầu tư trị giá hàng tỷ USD, nhưng hầu như ai cũng có thể bắt chước theo lối chiến thuật của ông ấy.
Đầu tiên, thu thập tin tức. Tiếp theo, học cách sàng lọc những tin thu được để tìm những thông tin có giá trị để đưa ra quyết định. Đối với Buffet, điều đó có nghĩa là đi tìm những mảnh ghép “quan trọng và có thể nhận ra được”.
“Nếu như có một thông tin nào đó quan trọng mà bạn không thể tìm ra được, thì hãy quên nó đi”, ông nói. “Lấy ví dụ như, tin tức liệu ngày mai có người nào định thả một quả bom nguyên tử không là khá quan trọng, nhưng bạn sẽ không biết được”.
Tập trung vào các biến bạn có theo ý muốn của mình. Một khi thu hẹp các thông tin, sau đó bạn quyết định liệu bạn có thông tin đủ giá trị hay không và sẽ khiến bạn hành động, ông Buffett lý giải.
Việc bạn chọn hay không chọn đầu tư vào một thứ gì đó nên phải dựa trên nghiên cứu của bản thân bạn, không phải dựa trên phản ứng về những gì người khác đang làm và nói cho bạn. Theo ông Buffett, người khác làm gì chẳng quan trọng.
Đó là lý do tại sao ông Buffett đề nghị phải tự nghiên cứu trước và đầu tư vào các công ty mạnh có thể tồn tại được, thay vì cố gắng định thời điểm thị trường hoặc phản ứng với lòng ham muốn của bản thân. Tập trung vào những sự thật, không phải cảm xúc của bản thân.
“Đừng theo dõi thị trường quá sát”, ông Buffett gửi lời khuyên đến những ai lo lắng về khoản tiết kiệm cho hưu trí. “Nếu cứ cố gắng mua và bán cổ phiếu, và lo lắng khi chúng điều chỉnh… và nghĩ nên bán chúng đi khi đang trên đà tăng, thì họ sẽ không có kết quả tốt lắm đâu”.
Trân Võ (Theo CNBC)
Fili
|