Thứ Năm, 28/03/2019 10:26

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ VIB: Chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ, niêm yết trên HOSE

Sáng ngày 28/03/2019, lần đầu tiên ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) được tổ chức tại TPHCM sau khi dời trụ sở chính vào đây. Đại hội lần này, ngoại trừ việc bàn về kế hoạch kinh doanh 2019, cổ đông cũng bầu HĐQT nhiệm kỳ VIII (2019 - 2023).

Kết thúc Đại hội, sau khi biểu quyết, ĐHĐCĐ thống nhất thông qua 8 tờ trình.

ĐHĐCĐ thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 26.5%, gồm 5.5% cổ tức bằng tiền mặt, 18% bằng cổ phiếu thưởng và 3% cổ phiếu quỹ.

ĐHĐCĐ cũng thông qua kết quả bầu HĐQT nhiệm kỳ VIII (2019 – 2023) với 7 thành viên vào HĐQT gồm ông Đặng Khắc Vỹ, ông Đặng Văn Sơn, ông Đỗ Xuân Hoàng, ông Hàn Ngọc Vũ, ông Micheal John Murphy, ông Timothy Ian Oldham và ông Nguyễn Việt Cường (TV độc lập).

Đồng thời, 3 thành viên được bầu vào BKS gồm bà Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Lương Thị Bích Thủy, Đào Quang Ngọc.

Tăng vốn điều lệ lên 10,900 tỷ đồng và niêm yết lên HOSE

Đại diện Ngân hàng VIB mở đầu Đại hội thông báo có nội dung phát sinh. Nhóm cổ đông đại diện hơn 11% vốn đã gửi văn bản đề nghị đưa nội dung xem xét chia toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại (sau khi chia cổ phiếu thưởng) để chia cho cổ đông hiện hữu vào chương trình Đại hội lần này. Sau khi biểu quyết, ĐHĐCĐ xem xét phê duyệt bổ sung vấn đề này vào chương trình họp ĐHĐCĐ.

ĐHĐCĐ VIB lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM.

Ông Hàn Ngọc Vũ – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VIB trình bày đề xuất kế hoạch kinh doanh năm 2019 đều tăng trưởng từ 24-35% so với năm 2018.

Cụ thể, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 3,400 tỷ đồng, tăng 24%; tổng tài sản 182,908 tỷ đồng, tăng 31%; tổng dư nợ tín dụng 136,509 tỷ đồng, tăng 35%; huy động vốn riêng từ thị trường 1 đạt 127,198 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu thực chất duy trì dưới 2%. Các chỉ số ROE và ROA đạt 23% và 1.69%. Duy trì thu nhập cho cổ đông bằng cổ phiếu thưởng từ 15-25%.

Kế hoạch kinh doanh năm 2019 của VIB

Tại thời điểm 31/12/2018, vốn điều lệ của VIB đạt gần 7,835 tỷ đồng. Tại Đại hội lần này, VIB dự kiến trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên mức tối đa 10,900 tỷ đồng, bao gồm cả kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư. Được biết hiện VIB còn gần 10% room cho nhà đầu tư nước ngoài.

HĐQT cũng đề xuất các kế hoạch tăng vốn gồm chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với số vốn điều lệ tăng thêm tối đa là hơn 1,410 tỷ đồng, tương đương khoảng 18% vốn trước khi tăng. Thứ hai là phát hành chào bán riêng lẻ cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư với số vốn điều lệ tăng thêm tối đa hơn 1,664 tỷ đồng, tương đương khoảng 18% vốn trước khi phát hành chào bán (sau khi tăng vốn từ chia cổ phiếu thưởng).

VIB cũng trình ĐHĐCĐ phương án sử dụng vốn tăng thêm, dùng 2,074 tỳ đồng đề tăng cường cấp tín dụng, 800 tỷ đồng đầu tư cho tài sản thanh khoản, 100 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm, 100 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Đồng thời, HĐQT trình phương án sử dụng gần 7.8 triệu cổ phiếu quỹ để thưởng cho 4,800 cán bộ nhân viên. Số lượng cổ phiếu thưởng lần này trích ra từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và có tổng giá trị hơn 175 tỷ đồng. Sau khi sử dụng cổ phiếu quỹ thưởng cho cán bộ nhân viên, số cổ phiếu quỹ còn lại là hơn 24.1 triệu cp quỹ với giá trị sổ sách hơn 544 tỷ đồng.

Số cổ phiếu thưởng cho nhân viên VIB sẽ không bị hạn chế giao dịch cũng như quyền chuyển nhượng. Chính sách thưởng cổ phiếu cho người lao động của VIB nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân sự chất lượng cao. Các đối tượng có cơ hội nhận cổ phiếu thưởng là nhân viên có đủ thâm niên từ 12 tháng trở lên và có đóng góp tốt cho ngân hàng.

Ngoài ra, VIB cũng sẽ đề xuất ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời gian thích hợp để niêm yết cổ phiếu VIB trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) nhằm tối ưu quyền lợi cho cổ đông/nhà đầu tư và ngân hàng.

Bên cạnh đó, VIB cũng trình ĐHĐCĐ thông qua phương án bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ VIII (2019-2023) với 7 thành viên HĐQT (gồm 1 TV độc lập), trong đó có 2 thành viên người nước ngoài, và 3 thành viên BKS chuyên trách.

2018 là năm tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm qua

Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cho biết năm 2018, hoạt động kinh doanh của VIB tăng trưởng mạnh và chất lượng nhất trong 5 năm qua, tất cả mảng kinh doanh đều vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tốt.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 2,743 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và đạt 137% kế hoạch ĐHĐCĐ giao; tổng tài sản đạt gần 140 ngàn tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng 17%; nợ xấu duy trì ở mức 2.2%. Tính đến tháng 7/2018, VIB trở thành 1 trong 5 ngân hàng đầu tiên mua lại 100% dư nợ từ VAMC.

Năm 2018, vốn điều lệ của VIB cũng tăng 39% so với năm 2017, từ mức 5,644 tỷ đồng lên 7,835 tỷ đồng.

Trong năm 2018, HĐQT đã triển khai thủ tục trình NHNN phê duyệt việc chia cổ tức bằng tiền mặt tương đương 4.98% vốn điều lệ ngay từ tháng 5/2018. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào việc phê duyệt của NHNN nên VIB đã thực hiện chi trả khoản cổ tức này cho cổ đông vào ngày 10/12/2018.

Phương án phân phối lợi nhuận 2018 của VIB, HĐQT trình cổ đông chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5.5% vốn điều lệ. Sau khi phân phối các quỹ và chia cổ tức còn 303 tỷ đồng cho Ngân hàng hợp nhất.

Tháng 11/2018, VIB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2018 của VIB

Thảo luận

Căn cứ để đặt ra tăng trưởng tín dụng 35% cho năm 2019 so với năm 2018?

Ông Hàn Ngọc Vũ: Tỷ lệ huy động trên thị trường liên ngân hàng vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép. Tỷ lệ huy động và cho vay trên thị trường được phép duy trì tối đa 80%, còn VIB duy trì khoảng 74%. Đồng thời VIB phải đáp ứng được tính thanh khoản thanh toán nhanh do NHNN yêu cầu.

Về huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, NHNN yêu cầu năm 2018 ở mức 45% và 2019 là 40%, VIB đã giảm từ 47.1% của năm 2016 xuống 40.7% năm 2017 và tại thời điểm hiện tại là 36%. Đồng nghĩa với việc Ngân hàng có lợi nhuận cao khi ROE năm 2017 là 12.8% và 2018 là 22.5%.

NHNN đã có chính sách chặt chẽ và linh hoạt khi khống chế tăng trưởng tín dụng 14%, bởi tăng trưởng nóng sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. VIB và VCB là 2 Ngân hàng duy nhất trên thị trường được cấp phép cho kế hoạch về Basel II. Nếu NHNN khống chế mức tín dụng ở mức thấp hơn thì mục tiêu lợi nhuận của VIB năm 2019 vẫn không bị ảnh hưởng. Vì ngoài tín dụng, VIB còn sản phẩm bancassurance, hệ thống card. Vì thế vệc năm nay tín dụng tăng trưởng 35% không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Bây giờ Ngân hàng đang tập trung vào hoạt động cho vay, vậy VIB có lợi thế nào? Ngân hàng có kế hoạch gì cho lĩnh vực bất động sản?

Vấn đề cạnh tranh giữa các đối thủ không phải bây giờ mới xuất hiện, năm 2017 và 2018 VIB đã làm rất tốt trong việc thay đổi tỷ trọng tín dụng từ khách hàng doanh nghiệp sang khách hàng cá nhân.

Từ đầu năm đến nay, khối ngân hàng bán lẻ đã tăng tín dụng xấp xỉ 8%. Có thể thấy sản phẩm và dịch vụ của VIB có quy trình gọn nhẹ, hệ thống xử lý quá trình phê duyệt đang đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. VIB đang đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, VIB đang chuyển sang hoạt động ngân hàng thanh toán, cho vay tài trợ vốn lưu động.

Cổ đông CBA có kế hoạch thoái vốn khỏi VIB không?

CBA đã đồng hành với VIB hơn 10 năm và lợi nhuận tăng nhiều lần trong những năm vừa qua. VIB đã đạt được nhiều thành tựu trong việc tuân thủ Basel II và mua lại nợ của VAMC. Hiện CBA đang có chiến lược trở thành ngân hàng gọn nhẹ hơn, rà soát lại các khoản đầu tư trên toàn cầu.

Chiến lược mở rộng mạng lưới bán lẻ như thế nào?

VIB đang mong muốn thành ngân hàng bán lẻ, tăng trưởng trong 2 năm qua, năm 2017 tăng 88%, năm 2018 tăng hơn 50%. Để duy trì được tốc độ này, VIB phải chú trọng sản phẩm, con người, quản trị rủi ro để phát triển retail banking.

VIB đang có 163 chi nhánh trên toàn quốc. Đây là số lượng không nhiều nhưng cũng không ít. VIB đang hoàn thiện chi nhánh về quy mô, mạng lưới, di dời chi nhánh vào trung tâm nhiều hơn. Kế hoạch này được đề ra trong 5 năm tới.

NHNN cũng có quy định tùy thuộc vào lượng vốn của VIB, tăng trưởng khoảng 10% về chi nhánh trong 1 năm là con số hợp lý. VIB đang làm tốt về retail banking và đang có lãi.

VIB đang có app để thanh toán gọi là My VIB, hiện ngân hàng đang đầu tư vào app này và số lượng giao dịch cũng tăng lên. Digital Banking là mảng mà VIB sẽ đầu tư trong thời gian tới.

Cơ cấu cổ đông của VIB khá cô đặc, làm thế nào để mở rộng cơ cấu cổ đông hơn?

Hiện VIB đang có khoảng 5,000 cổ đông, điều này cho thấy VIB đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VIB mua vào rất nhiều.

Đại diện VIB cho biết, sau khi niêm yết trên HOSE, chắc chắn cổ đông của VIB sẽ tăng rất nhiều.

Về cổ tức, năm 2016 Ngân hàng chia 8%, sang 2017 chia 5% và 2018 chia cổ tức là 4.98%. Nếu được NHNN cho phép, VIB cũng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông. VIB là một trong số ít ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt.

VIB xác định việc lên sàn phải chọn đúng thời điểm và đảm bảo quyền lợi của cổ đông liên tục tăng trưởng trong thời gian dài.

2018 có khoản thu nhập từ hoạt động khác 350 tỷ đồng?

350 tỷ đồng là thu nhập từ hợp đồng bảo hiểm ký lại từ Prudential. Tại thời điểm đầu tiên hợp đồng có trên 300 tỷ đồng vào năm 2016, và 2018 ký lại hợp đồng với Prudential.

Lợi nhuận quý 1/2019 ước tính?

Thu nhập thuần quý 1/2019 tăng hơn 60% so với cùng kỳ, đồng nghĩa với việc lợi nhuận VIB tăng khoảng 60-70% so với cùng kỳ năm trước.

Cát Lam

Fili

Các tin tức khác

>   PSI: Báo cáo tài chính năm 2018 (28/03/2019)

>   VTJ: Nghị quyết hội đồng quản trị (28/03/2019)

>   VTJ: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tổ chức ĐHCĐ thường niên 2019 (28/03/2019)

>   HMH: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 (28/03/2019)

>   PGT: Báo cáo tài chính năm 2018 (28/03/2019)

>   T12: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 (văn phòng) (28/03/2019)

>   VTJ: Nghị quyết Hội đồng quản trị (28/03/2019)

>   VBC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (28/03/2019)

>   PTI: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (28/03/2019)

>   VNG: BCTC Hợp nhất năm 2018 (28/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật