Thứ Sáu, 08/03/2019 11:33

Co kéo lãi suất và rủi ro khó lường

Mặt bằng lãi suất huy động vốn kể từ sau Tết đến nay có dấu hiệu hạ nhiệt, khi có một vài ngân hàng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào, tuy nhiên chừng đó dường như vẫn là chưa đủ để kéo lãi suất cho vay đi xuống, hoặc ít nhất là ổn định như mong muốn của nhà điều hành.

Lãi suất tiền gửi có thể ổn định trở lại

Thống kê cho thấy trong nửa cuối tháng 2 đến nay, đã có một vài ngân hàng hàng trên thị trường giảm lãi suất tiền gửi như ngân hàng Bắc Á giảm 0.1% ở các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên, ngân hàng GPBank giảm 0.2% các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Trước đó trong nửa cuối tháng 1 cũng đã chứng kiến các ngân hàng như BIDV, Techcombank hay VPBank giảm lãi suất huy động vốn ở một vài kỳ hạn.

Tương tự, lãi suất trên thị trường 2 cũng giảm khá nhanh và duy trì xu hướng đi xuống kể từ nửa cuối tháng 2 đến nay, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào hơn sau khi nhà điều hành tích cực bơm tiền đồng qua kênh thị trường mở và mua ngoại tệ. Ngoài ra, lượng tiền rút ra thời điểm cuối năm cũng liên tiếp chảy mạnh vào hệ thống kể từ những ngày cận Tết cho đến nay, xu hướng thường thấy trong nhiều năm qua.

Chẳng những vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chuẩn bị ban hành những chính sách mới quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho những đối tượng khác nhau, theo đó sẽ có những ngân hàng được giảm hoặc áp dụng tỷ lệ bằng 0 cũng tạo ra tâm lý hỗ trợ cho mặt bằng lãi suất. Thực tế việc miễn hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với một lượng tiền cố định nằm ở NHNN sẽ được giải tỏa và giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn kinh doanh.

Dù vậy, điều đó dường như vẫn là chưa đủ để có thể giúp ổn định được lãi suất cho vay, khi một thực tế không thể chối cãi là chi phí vốn của đa số các ngân hàng đã gia tăng từ quý 4/2018 cho đến nay, khi các ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất đầu vào. Đó là còn chưa kể đến việc một số ngân hàng đã liên tiếp phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trung dài hạn.

Khi rủi ro nền kinh tế tăng lên, đồng nghĩa với rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng gia tăng, thì khả năng lãi suất cho vay ra của các ngân hàng cũng sẽ tăng theo, khi mà yếu tố rủi ro từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong thiết lập chính sách lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Báo cáo của một công ty chứng khoán gần đây cũng cho thấy chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng đang ngày càng diễn ra, khi mức độ thanh khoản, tỷ lệ chi trả và nhu cầu vốn của các ngân hàng là khác nhau, cũng như phụ thuộc vào mạng lưới, uy tín và thương hiệu. Chính vì vậy, những ngân hàng có chi phí vốn cao hơn có thể buộc phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo một biên độ lãi suất sinh lời tối thiểu theo yêu cầu.

Nhưng lãi suất cho vay khó đứng yên

Ngoài câu chuyện về chi phí vốn, thì các ngân hàng cũng có những động lực khác mà khó có duy trì ổn định lãi suất cho vay. Thứ nhất là với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chặt chẽ hơn, theo đó nguồn cung vốn ra bị siết lại so với những năm trước trong khi cầu vốn vay vẫn tăng lên, thì tất nhiên giá sử dụng vốn sẽ tăng là điều khó tránh được. Với một nguồn vốn ra bị hạn chế, giữa 2 khách hàng có cùng đặc tính và mức độ rủi ro, thì dĩ nhiên khách hàng nào chấp nhận trả lãi suất cao hơn sẽ được ưu tiên chào đón hơn.

Ngoài ra, để đảm bảo lợi nhuận vẫn có sự tăng trưởng trong khi tín dụng tăng thấp hơn những năm trước đây, thì buộc các nhà băng phải tìm cách mở rộng chênh lệch lãi suất, theo đó cố gắng giữ ổn định lãi suất đầu vào và tìm cách tăng lãi suất đầu ra. Năm 2018 vừa qua cũng đã chứng kiến lợi nhuận nhiều ngân hàng lên đỉnh và đạt mức kỷ lục, do đó mục tiêu giữ vững tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019 này rõ ràng không phải là điều đơn giản, do đó các ngân hàng khó lòng chấp nhận việc giảm lãi suất cho vay mà sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh lời của mình.

Một yếu tố quan trọng khác là với tính bất ổn trong nền kinh tế ngày càng gia tăng, trong đó không ít những dự báo về khủng hoảng hay suy thoái kinh tế toàn cầu được nhiều chuyên gia tên tuổi cảnh báo trong suốt thời gian qua, thì kinh tế trong nước rõ ràng cũng có thể chịu ảnh hưởng và hệ quả. Chiến tranh thương mại, khủng hoảng tiền tệ tại một số nền kinh tế trong năm vừa qua là những dấu hiệu đầu tiên và có thể là tiền đề khơi mào.

Và khi rủi ro nền kinh tế tăng lên, đồng nghĩa với rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng gia tăng, thì khả năng lãi suất cho vay ra của các ngân hàng cũng sẽ tăng theo, khi mà yếu tố rủi ro từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong thiết lập chính sách lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Đơn cử như thị trường bất động sản, lãi suất cho vay mua nhà đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng từ năm 2018, và xu hướng này trong năm nay có thể tiếp tục, khi mới đầu năm nay nhưng nhiều nhà băng đã bắt đầu điều chỉnh tăng lên, không chỉ đối với những khoản vay mới mà cả những khách hàng đang vay hiện hữu.

Rõ ràng với việc thị trường nhà đất đã tăng nóng kể từ năm 2017 đến nay, rủi ro của thị trường này so với giai đoạn trước đã gia tăng đáng kể. Trong khi đó, đứng về phía ngân hàng luôn được yêu cầu phải hạn chế rót vốn vào lĩnh vực này, do đó ngân hàng có động lực thiết lập lãi suất cao đối với phân khúc này là điều dễ hiểu.

Chẳng những vậy, với hàng loạt quy định mới có hiệu lực, từ hệ số rủi ro cho vay bất động sản được nâng từ 150% lên 200% vào đầu năm 2018, và sang đầu năm 2019 tiếp tục được nâng lên 250% theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN, cho đến tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giảm từ 45% về chỉ còn 40% từ đầu năm nay, thì các ngân hàng càng có động cơ để tăng lãi suất, khi mà hầu hết các khoản vay mua nhà, đầu tư dự án bất động sản thường có kỳ hạn vay khá dài từ 5 năm trở lên.

Nhung Võ

FILI

Các tin tức khác

>   Mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 5%/năm (08/03/2019)

>   NamABank nói gì về vụ thu giữ chung cư Khang Gia Tân Hương? (07/03/2019)

>   Những người phụ nữ kiên cường của Ngân hàng Việt Nam (07/03/2019)

>   MBB mua lại thành công 47 triệu cổ phiếu quỹ (07/03/2019)

>   Sacombank "đại hạ giá" nhiều tài sản khủng (07/03/2019)

>   Phó Thủ tướng: ‘Nhanh chóng tiếp cận các mô hình kinh doanh mới’ (07/03/2019)

>   Ngân hàng thông báo 'xiết nợ' chung cư Khang Gia Tân Hương (07/03/2019)

>   Global Brands Magazine: TPBank có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam (06/03/2019)

>   Tín dụng: Hiệu quả mới thực là chỉ tiêu đẹp! (05/03/2019)

>   Lãi suất vay mua nhà ngày càng cao, gây áp lực cho người trả nợ (05/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật