Thứ Bảy, 02/03/2019 10:15

CNBC: Cứ mỗi 5 tập đoàn thì có 1 tập đoàn nói Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ trong năm qua

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang tiến gần hơn tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trong đó một trong những điểm khó nhất là việc Trung Quốc không tôn trọng bảo hộ sở hữu trí tuệ và những cáo buộc từ lâu về việc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại doanh nghiệp.

Cứ 5 tập đoàn đặt trụ sở ở Mỹ trong Hội đồng CFO Toàn cầu CNBC thì có 1 tập đoàn cho biết, các công ty Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ của họ trong vòng 1 năm qua. Tính chung, trong 23 công ty tham gia khảo sát thì có tới 7 công ty cho rằng các công ty Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ từ họ trong 1 thập kỷ qua.

Khi chính quyền Trump cố gắng tạo ra một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và hàng trăm tỷ USD hàng hóa có khả năng bị nâng thuế (nếu không tiến tới một thỏa thuận – dù ông Trump đã lùi hạn chót nâng thuế vì tiến triển trong đàm phán), vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ vẫn là một điểm vô cùng khó giải quyết.

Hội đồng CFO Toàn cầu CNBC bao gồm một số công ty đại chúng và tư nhân lớn nhất trên thế giới, với tổng giá trị vốn hóa lên tới 5 ngàn tỷ USD và trải dài ra nhiều lĩnh vực. Cuộc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn 7-22/02/2019 trong số 54 thành viên thuộc Hội đồng tọa lạc trên khắp thế giới.

“Chú diều hâu” cứng rắn thuộc chính quyền Trump, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đưa ra quan điểm có phần thận trọng hơn trong ngày thứ Tư (27/02), nói với các nhà làm luật rằng còn nhiều việc cần phải thực hiện trước khi chính quyền Mỹ tiến tới một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh và sau đó là triển khai thỏa thuận.

Phát biểu trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ, ông Lighthizer cho biết ông muốn một thỏa thuận có thể triển khai được và muốn có cam kết từ Trung Quốc trong việc thực hiện các cải cách kinh tế sâu rộng, nhất là về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Thế nhưng, điều buộc phải có trong bất kỳ thỏa thuận nào sẽ là một cơ chế để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ theo thỏa thuận, ông Lighthizer cho hay, đồng thời tiết lộ kế hoạch họp mặt định kỳ để đánh giá lại mối quan hệ thương mại giữa các quan chức cấp thấp và cấp trung và các cuộc họp bán niên ở cấp Bộ trưởng. Nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận thì Mỹ sẽ phản ứng “đơn phương” và “tương xứng”, ông Lighthizer cho hay. Có khả năng là ông muốn nói tới động thái áp thuế và các biện pháp khác.

“Chúng ta có thể cạnh tranh với bất kỳ ai trên thế giới, nhưng chúng ta phải có quy định, quy định được triển khai để đảm bảo các kết quả thị trường và chứ không phải chủ nghĩa tư bản và đánh cắp công nghệ xác định người chiến thắng”, Lighthizer cho biết trong buổi điều trần trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện trong ngày thứ Tư (27/02).

“Để tôi nói rõ. Còn nhiều việc cần phải làm trước khi tiến tới một thỏa thuận thương mại và quan trọng hơn là những gì diễn ra sau khi tiến tới thỏa thuận (nếu có)”.

Sau bữa ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào đầu tháng 12/2018 ở Buenos Aires, Argentina, Trung Quốc đã thực hiện một bước đi mà phía viện nghiên cứu bảo thủ Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) xem là có ý nghĩa lớn. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một thông báo, trong đó có khoảng 38 hình phạt cho việc vi phạm sở hữu trí tuệ. Từ lâu, AEI đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.

“Chỉ cần công bố một thông báo (trong đó đề cập rõ ràng đến khiếu nại của Mỹ) đã là một bước nhượng bộ quan trọng: Mãi cho đến gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chính thức phủ nhận việc đánh cắp sở hữu trí tuệ diễn ra ở Trung Quốc”, Claude Barfield của AEI viết trong một bài đăng.

Chẳng hề có một thống kê chính xác về việc đánh cắp bí mật thương mại theo từng quốc gia, nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia vi phạm sở hữu trí tuệ ở tất cả các dạng đánh cắp sở hữu trí tuệ, theo một phát ngôn viên của Ủy ban về sở hữu trí tuệ. Ủy ban này ước tính nền kinh tế Mỹ tổn thất 600 tỷ USD vì những hành động đánh cắp này.

Các trường hợp đánh cắp sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây được chính quyền Mỹ đưa ra để cáo buộc những nhân viên người Trung Quốc làm việc tại các công ty Mỹ và các quan chức tình báo Trung Quốc đã tham gia vào các công ty lớn bao gồm Apple, IBM và GE.

Chính sách thương mại vẫn là vấn đề lớn nhất ở châu Âu

Các công ty ở Bắc Mỹ bớt lo về những tác động của chính sách thương mại của Mỹ tới hoạt động kinh doanh của họ trong vài quý gần đây. Chỉ 17% tham gia cuộc khải sát cho rằng bất ổn về chính sách thương mại sẽ gây tổn thương tới khả năng thực hiện đầu tư dài hạn. Có tới 83% cho rằng cuộc cải cách thuế và nới lỏng quy định có tác động lớn hơn các vấn đề thương mại hiện nay. Các CFO trên toàn cầu vẫn tự tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không đối mặt với suy thoái trong năm 2019 – không có một CFO nào tham gia khảo sát nghĩ là có rủi ro suy thoái trong năm nay.

Thế nhưng ở châu Âu – nơi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu ngày càng dâng cao, rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ dần trở nên nổi bật hơn. Chính sách thương mại Mỹ là rủi ro bên ngoài hàng đầu mà các CFO châu Âu, Trung Tây và châu Phi đề cập tới nhiều nhất, trong đó 35% cho rằng đây là mối đe dọa lớn nhất tới hoạt động kinh doanh của họ.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ông Trump yêu cầu Trung Quốc lập tức gỡ bỏ tất cả hàng rào thuế quan đối với nông sản Mỹ (02/03/2019)

>   Hoạt động sản xuất công nghiệp Trung Quốc thu hẹp 3 tháng liên tiếp (01/03/2019)

>   KCNA: Ông Kim và Trump sẽ tiếp tục đàm phán sau hội nghị thượng đỉnh (01/03/2019)

>   Bloomberg: Mỹ đang “vẽ ra” thỏa thuận thương mại cuối cùng với Trung Quốc? (01/03/2019)

>   Ông Trump dọa từ bỏ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (01/03/2019)

>   Ngoại trưởng Ri Yong-ho: Triều Tiên muốn dỡ bỏ cấm vận một phần (01/03/2019)

>   Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3.1% trong năm 2018, Donald Trump có thêm thành tựu mới (28/02/2019)

>   Ông Trump: Hội nghị thượng đỉnh bị rút ngắn sau khi Triều Tiên yêu cầu Mỹ chấm dứt trừng phạt (28/02/2019)

>   Nhà Trắng: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt được thỏa thuận (28/02/2019)

>   Thượng đỉnh Mỹ - Triều đột ngột bị rút ngắn (28/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật