Thứ Sáu, 01/02/2019 07:10

Vọt hơn 18%, dầu WTI đánh dấu tháng tăng mạnh nhất trong gần 3 năm

Trong tháng 1, dầu WTI bứt phá 18.5%, dầu Brent leo dốc 15%

Các hợp đồng dầu WTI tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (31/01), rút khỏi đỉnh hơn 2 tháng đã ghi nhận một ngày trước đó, dẫu vậy vẫn vọt 18% trong tháng này, qua đó đánh dấu tháng tăng mạnh nhất trong gần 3 năm, MarketWatch đưa tin.

Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường tại Oanda, cho biết: “Dầu tìm thấy hỗ trợ sau khi quan điểm mang tính ‘bồ câu’ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm đồng USD suy yếu, qua đó làm tăng tính hấp dẫn của các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh; thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ khởi động; Mỹ thông báo áp lệnh trừng phạt đối với công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela PdVSA; và Ả-rập Xê-út giảm xuất khẩu sang Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017”.

Tuy nhiên, giá dầu đã xóa bớt đà tăng, trong đó dầu WTI đảo chiều giảm mạnh vào chiều ngày thứ Năm.

“Giá dầu thô đảo chiều mạnh mẽ sau khi động thái chốt lời tạo ra ảnh hưởng do dầu hướng đến tháng 1 tăng mạnh kỷ lục”, ông Moya nói thêm với MarketWatch.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex lùi 44 xu (tương đương 0.8%) xuống 53.79 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao 55.37 USD/thùng. Từ đầu tháng 1 đến nay, hợp đồng này đã vọt 18.5%, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2016 và tháng 1 có thành quả tốt nhất trong lịch sử, dựa trên dữ liệu từ tháng 1/1984.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn tiến 24 xu (tương đương 0.4%) lên 61.89 USD/thùng, qua đó góp phần nâng tổng mức leo dốc trong tháng lên 15%, cũng ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2016. Hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Năm. Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 mất 70 xu (tương đương 1.1%) còn 60.84 USD/thùng.

Tâm lý lạc quan tiếp tục một ngày sau khi nguồn cung dầu thô tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo và trong bối cảnh phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ dành cho công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela, tất cả những điều này đã giúp nâng giá dầu WTI lên mức đóng cửa cao nhất trong hơn 2 tháng vào ngày thứ Tư (30/01).

Dầu cũng được hưởng lợi từ tâm lý lạc quan đối với các tài sản rủi ro nói chung sau khi Fed lần nữa thể hiện quan điểm “bồ câu” về lãi suất, qua đó giúp cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ vọt lên mức cao nhất kể từ ngày 06/12/2018 và khiến đồng USD suy yếu trong ngày thứ Tư (30/01). Các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh, như dầu, thường có mối tương quan nghịch chiều với đồng USD. Chứng khoán Mỹ dao động trái chiều vào ngày thứ Năm, còn đồng USD khởi sắc.

Hôm thứ Tư (30/01), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa tăng 900,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 25/01/2019, thấp hơn rất nhiều so với dự báo.

Trong khi đó, tại Venezuela, Mỹ áp trừng phạt lên công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela - Petróleos de Venezuela SA, hay PdVSA, vào đầu tuần này, đã qua đó làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu từ nước thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này, vốn là nơi có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.

Tổng thống lâm thời” tự phong Juan Guaido, người nhận được hậu thuẫn từ Mỹ, là thách thức lớn nhất đối với chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong nhiều năm qua, khi nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao ngất ngưỡng.

Các yếu tố về Venezuela diễn ra trong bối cảnh OPEC cắt giảm sản lượng 1.2 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2019 nhằm tái cân bằng thị trường trong tình trạng dư cung. Khi nguồn cung bị hạn chế, thị trường dầu cũng cân nhắc đến các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn và khả năng tiêu thụ năng lượng yếu hơn.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 2 lùi 1.4% xuống 1.363 USD/gallon, nhưng vẫn tăng 3% trong tháng qua. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 mất 1% còn 1.879 USD/gallon. Trong tháng 1, hợp đồng này đã leo dốc gần 12%. Các hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Năm.

Các hợp đồng khí thiên nhiên suy yếu trong ngày thứ Năm khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên tại Mỹ giảm 173 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào 25/01/2019, thấp hơn so với dự báo sụt 197 tỷ feet khối từ cuộc thăm dò của Platts.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 giảm 1.4% xuống 2.814 USD/MMBtu và sụt 4.3% trong tháng qua.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Tiếp tục giữ ổn định giá các mặt hàng xăng dầu (31/01/2019)

>   Dầu WTI lên đỉnh 2 tháng khi nguồn cung tại Mỹ chỉ tăng nhẹ (31/01/2019)

>   Dầu đảo chiều vọt hơn 2% khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Venezuela (30/01/2019)

>   Dầu WTI sụt hơn 3% xuống đáy 2 tuần (29/01/2019)

>   Dầu suy giảm tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (26/01/2019)

>   Dầu trái chiều khi nguồn cung tại Mỹ nhảy vọt và khủng hoảng chính trị ở Venezuela (25/01/2019)

>   Mỹ-Venezuela chấm dứt quan hệ ngoại giao, thị trường dầu bị tác động như thế nào? (24/01/2019)

>   Dầu xóa bớt đà giảm trong phiên khi Mỹ xem xét trừng phạt Venezuela (24/01/2019)

>   Dầu WTI sụt hơn 3% xuống đáy 1 tuần do lo ngại về nhu cầu (23/01/2019)

>   Dầu tăng nhẹ trước triển vọng nguồn cung (22/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật