Shanghai Composite tăng gần 2%, Nikkei 225 lên đỉnh 2 tháng nhờ hy vọng về thương mại
Các thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc vào ngày thứ Tư (13/02) giữa lúc nhà đầu tư lạc quan về diễn biến thương mại Mỹ-Trung,
Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/02), trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 1.84% lên 2,721.07 điểm. Shenzhen Composite cộng 1.872% lên 1,389.68 điểm, còn Shenzhen Composite leo dốc 2.012% và đóng cửa ở mức 8,171.21 điểm.
Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 326.26 điểm (tương đương 1.16%) lên 28,497.59 điểm.
Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 nới dài chuỗi tăng trước đó, leo dốc 1.34% lên 21,144.48 điểm, còn Topix tiến 1.06% lên 1,589.33 điểm. Bên cạnh đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0.5% lên 2,201.48 điểm.
Trong khi đó, chỉ số ASX 200 của Australia lại giảm 0.25% xuống 6,063.6 điểm. Cổ phiếu của công ty dầu khí Beach Energyvọt 5.33%, sau khi công bố doanh thu bán hàng gia tăng và nâng dự báo trong báo cáo bán niên của năm tài chính 2019.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0.56% lên 516.59 điểm.
Ông Trump để ngỏ khả năng gia hạn thỏa thuận đình chiến thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/02 tuyên bố để ngỏ khả năng gia hạn "đình chiến" thương mại Mỹ-Trung sau ngày 01/03 nếu hai bên tiến đến gần một thỏa thuận.
Đây được xem là một tín hiệu mềm mỏng trong lúc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Bắc Kinh.
"Nếu hai bên tiến gần được tới chỗ đạt một thỏa thuận thực sự và sẽ có một thỏa thuận được hoàn tất, thì tôi có thể lùi thời hạn đó một chút", ông Trump nói với các nhà báo. "Nhưng nói chung, tôi không nghiêng" về trì hoãn việc nâng thuế quan - ông nói thêm.
Các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh, với cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này.
Theo dự kiến, nếu đến ngày 1/3 - ngày cuối cùng quãng thời gian "đình chiến" kéo dài 90 ngày - mà không có thỏa thuận, ông Trump sẽ nâng thuế quan bổ sung áp lên 200 tỷ USDhàng hóa Trung Quốc lên mức 25% từ 10 hiện nay.
Phát biểu trên của ông Trump là tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy ông sẵn sàng cho Trung Quốc thêm thời gian để đi đến một thỏa thuận nhằm xuống thang cuộc chiến thương mại "hao tài, tốn của" đang phủ bóng lên nền kinh tế thế giới.
Theo hãng tin Bloomberg, việc lùi thời hạn áp thuế có thể mở đường cho một cuộc gặp giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một sự kiện có thể giúp chốt thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Áp lực phải đạt một thỏa thuận với Trung Quốc đang gia tăng đối với ông Trump, bởi ông chủ Nhà Trắng đang bắt đầu vận động cho việc tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào năm tới. Ông Trump lập luận rằng chính quyền của ông đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm ở Mỹ thông qua giảm thuế và nới lỏng các quy chế giám sát.
Hạn chót ngày 01/03/2019 là rất quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung khi Mỹ sẽ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu cả hai bên không tiến tới một thỏa thuận trước hạn chót đó. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, cùng với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Robert Lighthizer, đang ở Bắc Kinh để chuẩn bị cho vòng đàm phán kế tiếp với Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc.
Trong một báo cáo buổi sáng từ DBS Group Research, các chiến lược gia lên tiếng cảnh báo “đừng nói trước bước không qua”.
“Con lắc về khả năng tiến tới thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang lung lay, trong đó những nhận định về của Tổng thống Mỹ về cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, cho tới việc để ngỏ khả năng gia hạn thỏa thuận đình chiến thương mại. Việc gia hạn thỏa thuận chỉ khả thi nếu Trung Quốc phối hợp với Mỹ để tạo nên cơ chế triển khai thỏa thuận về nhiều lĩnh vực như chuyển giao công nghệ bắt buộc và bảo vệ sở hữu trí tuệ”, họ cho hay,
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FILI
|