Thứ Bảy, 02/02/2019 20:49

Nhà đầu tư sắp tốn thêm tiền để "đánh" chứng khoán phái sinh?

Thông tư 127/2018/TT-BTC sắp có hiệu lực tới đây sẽ có quy định về mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán đối với các Công ty chứng khoán (CTCK). Liệu nhà đầu tư sẽ phải móc thêm hầu bao để tham gia thị trường phái sinh?

Kể từ ngày 15/02, Thông tư 127/2018/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế cho Thông tư 241/2016/TT-BTC. Thông tư 127 được ban hành quy định chi tiết về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD).

Điểm đáng chú ý là Thông tư 127 có bổ sung biểu giá dịch vụ áp dụng tại thị trường chứng khoán phái sinh đối với thành viên giao dịch trên thị trường phái sinh và thành viên bù trừ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Theo đó:

- Giá dịch vụ quản lý thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh đối với thành viên giao dịch phái sinh là 20 triệu đồng/năm.

- Giá giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch đối với hợp đồng tương lai chỉ số và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ lần lượt là 3,000 đồng/hợp đồng và 5,000 đồng/hợp đồng.

- Giá dịch vụ quản lý thành viên bù trừ là 30 triệu đồng/năm với thành viên bù trừ.

- Giá dịch vụ quản lý vị thế đối với thành viên bù trừ là 3,000 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày.

- Giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ đối với thành viên bù trừ là 0.003% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền + giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng (tối đa không quá 2 triệu đồng/tài khoản/tháng, tối thiểu không thấp hơn 400,000 đồng/tài khoản/tháng).

Thông tư này bắt đầu có hiệu lực đồng nghĩa với việc công ty chứng khoán phải nhận thêm nghĩa vụ thanh toán cho Sở GDCK và VSD khi tham gia thị trường phái sinh.

Vừa qua, CTCK MBS cũng đã có thông tin tới khách hàng nội dung liên quan tới vấn đề này. Theo đó, khách hàng khi tham gia giao dịch phái sinh tại MBS ngoài Biểu phí giao dịch Chứng khoán Phái sinh MBS đang áp dụng, sẽ phải chi thêm các loại phí theo Thông tư 127. Cụ thể là khoản phí cho dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh, dịch vụ quản lý vị thế và dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ.

Email thông tin của MBS tới nhà đầu tư.

Có thể thấy, nếu mọi CTCK đều tính thêm các khoản phí dịch vụ phải thanh toán cho Sở Giao dịch Chứng khoán và VSD vào phí giao dịch phái sinh cho khách hàng thì tương lai nhà đầu tư sẽ trả thêm không ít đối với mỗi lượt giao dịch hợp đồng tương lai, kể cả phí CTCK áp dụng miễn phí giao dịch phái sinh.

Còn trong trường hợp, CTCK nào không tính thêm phí với giao dịch phái sinh thì các khoản phí này sẽ do công ty chịu hoàn toàn. Điều này đặt ra câu hỏi về việc, liệu Thông tư 127 đi vào hoạt động, nhà đầu có còn được hưởng ưu đãi hoàn toàn miễn phí giao dịch phái sinh.

Chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam từ ngày 10/08/2017, thị trường phái sinh đạt được những kết quả rất đáng khích lệ về qui mô giao dịch cũng như sự quan tâm của công chúng đầu tư. Năm 2018, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh đạt 19.6 triệu hợp đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 78,791 hợp đồng/phiên, tăng gấp 7 lần so với năm 2017.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục được mở. Tính đến ngày 31/12/2018, đã có 57,677 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gấp 3.4 lần so với cuối năm 2017. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0.18% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Hiện, có 13 CTCK là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh trên Sở GDCK Hà Nội. Trong đó nhiều đơn vị đang áp dụng chính sách miễn phí giao dịch đối với sản phẩm hợp đồng tương lai như VPBS, Mirae Asset Việt Nam, ACBS.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Cơ cấu nhân sự của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ thế nào? (01/02/2019)

>   ORS: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (15/01/2019)

>   ORS: Quy chế nội bộ về quản trị năm 2019_đã sử đổi, bổ sung (15/01/2019)

>   Phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (11/01/2019)

>   Ông Dương Thế Quang (DAS): “Khả năng áp dụng T+0 trong năm nay là rất khó” (15/01/2019)

>   Từ 15/02, không còn mức sàn với phí môi giới của CTCK (04/01/2019)

>   Thúc đẩy nâng hạng thị trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019 (02/01/2019)

>   HAT: Sửa đổi, bổ sung quy chế quản trị 2018 (28/12/2018)

>   FUESSV50: Thông báo thời gian giao dịch chứng chỉ quỹ trong dịp nghỉ lễ tết dương lịch (24/12/2018)

>   SSI: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (18/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật