Thứ Hai, 11/02/2019 09:00

Kinh tế tư nhân bứt phá: 'Bà đỡ' thể chế

Theo chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong, trong vài năm trở lại đây, chưa khi nào khu vực kinh tế tư nhân được đặc biệt quan tâm, coi trọng như vậy.

* Kinh tế tư nhân bứt phá

Nhà máy sản xuất xe ô tô Thaco Mazda ở Chu Lai, Quảng Nam. Ảnh: Thái Nguyễn

 “Sân chơi” mới, con đường mới dành cho khu vực này được khơi nguồn khi tại Nghị quyết T.Ư 5 Đảng đã xác định “tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh DN tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” và “Mọi DN thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”…

Đặc biệt, quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Chính phủ đã được thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Theo đó, nỗ lực cải cách kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân đã được ghi nhận ở rất nhiều văn bản chính sách quan trọng. Tại Nghị quyết 19, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa ít nhất 50% số điều kiện kinh doanh hiện hành, 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của DN…

Trong năm 2018, các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã ban hành 948 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 16 luật và 18 nghị quyết của Quốc hội, 169 nghị định của Chính phủ, 51 quyết định của Thủ tướng, 590 thông tư của các bộ và 47 văn bản khác. Tinh thần gỡ bỏ rào cản, tạo thuận lợi tối đa cho DN, đặc biệt là các DN tư nhân được lan tỏa mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận chính sách nói chung, cũng như trong các dự thảo văn bản được ban hành.

Ngay cả Thủ tướng, Phó thủ tướng và các bộ trưởng liên tục đối thoại, thảo luận, trao đổi với các DN tư nhân tìm giải pháp tháo gỡ, dỡ bỏ rào cản kinh doanh. Nỗ lực cải cách của Chính phủ đã ghi nhận với những kết quả rất đáng khích lệ. Xếp hạng môi trường kinh doanh của VN đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua (hiện VN xếp thứ 69/190 nền kinh tế), đồng thời thể hiện ở những con số phát triển ấn tượng của khu vực kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận xét: VN cũng đã có một số DN lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, VietJet... song các DN này đều là những DN tự lực, tự thân là chính, tất nhiên có sự hỗ trợ của nhà nước nhưng không nhiều. “Tôi nghĩ sắp tới phải có chính sách riêng để có những hỗ trợ cần thiết cho những DN lớn như thế này. Ví như hỗ trợ tiếp cận về khoa học công nghệ, tín dụng, đất đai. Và điều quan trọng nhất là nhà nước tạo ra một sân chơi lớn hơn, để các DN lớn tham gia đóng góp cho nền kinh tế, thúc đẩy các DN khác phát triển”, ông Dũng chia sẻ.

ANH VŨ

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Kinh tế tư nhân bứt phá (11/02/2019)

>   Xuất khẩu 2019: Nhiều cơ hội để bứt phá (11/02/2019)

>   Hàng không đua mở đường bay ngoại, ai có lợi? (10/02/2019)

>   Việt Nam là tâm điểm của các nhà quảng cáo toàn cầu trong giai đoạn này. (10/02/2019)

>   Giá thực phẩm sau Tết: Chợ dân sinh tăng giá 30-50% (08/02/2019)

>   Ngành công thương TPHCM mở rộng cửa phục vụ doanh nghiệp (08/02/2019)

>   Những nghề kiếm tiền triệu ngày đầu năm (08/02/2019)

>   Những "con thuyền lớn" cần làm gì để tránh bị rò rỉ doanh thu? (07/02/2019)

>   'Việt Nam nên ưu đãi đầu tư FDI theo năng lực chứ không phải theo lợi nhuận' (06/02/2019)

>   Hơn 2.700 NLĐ tại Đồng Nai vẫn sản xuất trong đợt nghỉ Tết 2019 (06/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật