Thứ Tư, 27/02/2019 09:21

Hùng Vương có kịp trở lại quỹ đạo năm 2021 để Chủ tịch Dương Ngọc Minh rút lui?

Tại buổi họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG), Chủ tịch Dương Ngọc Minh liên tục nhắc đến việc thuế chống bán phá giá cá tra vào Mỹ (POR 14) sẽ giảm xuống và đặt hết kỳ vọng cũng như định hướng phát triển của Công ty từ mốc sự kiện này, thậm chí sự kiện này còn liên quan đến chuyện rút lui về “hậu trường” của ông.

* ĐHĐCĐ 2019: Nếu POR 14 thành công, đến cuối 2020 HVG quay về doanh số 20,000 tỷ đồng/năm, mua lại cổ phần đã bán cho VIC

“Trong ngành cá tra Việt Nam, kể cả các nhà nhập khẩu Mỹ, đều đang “nín thở” chờ kết quả POR 14 của Hùng Vương để định hướng vấn đề nhập khẩu cá tra” – ông Minh cho biết như vậy. Ông cũng tin tưởng rằng 80% là Hùng Vương sẽ được hưởng thuế POR 14 ở mức 0% như rà soát sơ bộ trước đó. Còn lại 20% rủi ro là do yếu tố chính trị, tuy nhiên yếu tố này lại đang theo chiều hướng có lợi.

Nếu mức thuế trên được thông qua, ông Dương Ngọc Minh cho rằng Hùng Vương ước tính nắm 40% thị phần cá tra vào Mỹ, tức sẽ là một trong những đơn vị có lợi thế nhất, kể cả khi được áp mức thuế dưới 20 cent/kg. Hiện, Vĩnh Hoàn (VHC) và Biển Đông đang được áp thuế lần lượt là 8 cent/kg + phần thương lượng và 19 cent/kg + phần thương lượng. Theo đó, đến cuối năm 2020, Hùng Vương sẽ quay về mục tiêu doanh số 20,000 tỷ đồng. Còn năm 2019, ông Minh cho rằng có thể đạt từ 8,000-10,000 tỷ đồng nếu mức thuế trên được thông qua, cao hơn mức đưa ra để cổ đông thông qua tại Đại hội là 4,400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng.

Và ông cho biết, nếu POR 14 đúng như dự tính, ông sẽ sắp xếp lại định hướng Công ty, sau đó rút khỏi Hùng Vương vào năm 2021 và chỉ đứng sau điều hành. Thậm chí, Hùng Vương sẽ mua lại số cổ phần tại Việt Thắng (VTF) mà Công ty đã bán cho Vingroup (VIC) trong bối cảnh nợ nần chồng chất, làm ăn thua lỗ.

Hiện Chủ tịch Dương Ngọc Minh (sinh năm 1956) đang nắm gần 87 triệu cp HVG, tương ứng 39.13% vốn.

Thực tế vẫn còn nhiều vấn đề

Những gì mà vị Chủ tịch này “vẽ ra” cho cổ đông tại Đại hội vừa qua đều rất tươi sáng, giống như những mùa Đại hội trước. Song, bức tranh tươi sáng này vẫn không thể làm an lòng cổ đông, bởi có lẽ họ đã quá tin tưởng để rồi thất vọng sau khi nhận được kết quả cuối cùng vào cuối mỗi niên độ?! Vì thế, đã có không ít câu hỏi chất vấn ban lãnh đạo của Hùng Vương về loạt vấn đề nội tại của Công ty.

Trước câu hỏi "Nếu không đạt mục tiêu vào thị trường Mỹ thì phương án phòng thủ của Hùng Vương là gì, có nhắm vào thị trường khác hay không?", vị Chủ tịch cho rằng đây là bản kế hoạch xấu nhất rồi, Hùng Vương đã loại trừ doanh thu thị trường Mỹ ra. Ông trần tình, Công ty hiện đang nuôi khoảng 70,000-80,000 tấn cá nhưng không nhận được sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng.

Không riêng lĩnh vực cá tra, Hùng Vương còn có vấn đề với mảng chăn nuôi heo khiến cổ đông lăn tăn. Chính ông Minh cũng thừa nhận, mảng chăn nuôi heo đang gặp rắc rối về tài chính khi tổng mức đầu tư cần 700 tỷ đồng nhưng chỉ mới vay được 100 tỷ đồng, còn nhu cầu hoàn thiện dự án này tới 1,200 tỷ đồng. Ông cho biết, Hùng Vương đang củng cố và phải hoàn thiện mảng chăn nuôi heo mới có thể tính đến chuyện phát triển tiếp hay chuyển nhượng. Dù vậy, “Hùng Vương không có từ phá sản, không cân đối được” – vị này khẳng định, đồng thời cho rằng nếu POR 14 được thông qua, Hùng Vương sẽ không tìm đến các ngân hàng nữa mà sẽ dùng đồng vốn của đối tác cho việc đầu tư.

Việc mất niềm tin với các nhà băng của vị này có lẽ xuất phát từ việc gánh nặng nợ vay khiến Hùng Vương chìm trong thua lỗ năm 2016 và 2017. Vì thế, Hùng Vương buộc phải bán loạt tài sản từ mảng tôm (FMC), bất động sản, cùng cổ phần (VTF), giảm được vay nợ từ 12,000 tỷ đồng của năm 2015 xuống còn hơn 3,000 tỷ đồng năm 2018.

Tình hình tài chính của HVG trong thời gian qua

Thêm vào đó, một vấn đề nhức nhối tại Hùng Vương là thường xuyên có sự chênh lệch con số tại báo cáo tài chính sau khi đơn vị kiểm toán vào cuộc. Và sự lý giải qua loa của Chủ tịch Dương Ngọc Minh tại Đại hội vừa qua thật sự không thuyết phục được cổ đông khi cho rằng, Hùng Vương trước giờ vẫn làm việc với Công ty kiểm toán E&Y, đơn vị này làm đúng nguyên tắc nên có những sai số là điều dĩ nhiên?! Rồi Các khoản phải thu qua các kỳ vẫn tồn tại ở mức rất cao, tính đến ngày 31/12/2018 tới hơn 4,000 tỷ đồng, và câu trả lời của Chủ tịch là “sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính quý 1/2019”.

Với loạt vấn đề như vậy, liệu ông chủ Hùng Vương với hơn 30 năm gắn bó (từ năm 1988) có giải quyết ổn thỏa nhằm kịp đưa Hùng Vương trở lại quỹ đạo “đứng đầu ngành cá tra” như ông khẳng định để sau đó rút lui về hậu trường hay không? Có thể phần nào sẽ được giải đáp trong ngày 19/04 – ngày mức thuế POR 14 chính thức được công bố, ngày mà tất cả đang phải “nín thở” chờ…?

* Doanh nghiệp thủy sản năm 2019 - ngọt hay đắng?

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   HOSE: Danh sách các Công ty Chứng khoán thành viên có Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 đã được công bố trên website của HOSE (tính đến hết ngày 26/02/2019) (27/02/2019)

>   DSC: Báo cáo tài chính năm 2018 (27/02/2019)

>   DAS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (27/02/2019)

>   CAT: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (27/02/2019)

>   VBC: Báo cáo tài chính năm 2018 (27/02/2019)

>   DAS: Báo cáo tài chính năm 2018 (27/02/2019)

>   ILC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (27/02/2019)

>   IME: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (27/02/2019)

>   DRI: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (27/02/2019)

>   DAC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (27/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật