Thứ Ba, 19/02/2019 11:36

HoREA kiến nghị xem xét trần chi phí lãi vay

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính liên quan đến quy định về trần tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của HoREA, Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ có nội dung “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết, khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một mặt, nghị định trên được xem là công cụ hữu hiệu để quản lý hiện tượng chuyển giá có thể xảy ra tại các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và các doanh nghiệp liên kết, tránh tình trạng gây thất thu ngân sách. Mặt khác, những quy định tại nghị định cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp nội địa, kể cả doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình "mẹ - con ", đa ngành và có nhiều doanh nghiệp liên kết.

Điều 69 Luật Nhà ở (2014) quy định vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại bao gồm: Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư; vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Cụ thể, ngoài 4 nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại nêu tại Điều 69 Luật Nhà ở (2014), các doanh nghiệp còn có thể huy động thêm nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp... để giảm dần sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chỉ là một trong các nguồn cấp vốn cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang dựa vào hai nguồn vốn chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Trong đó, doanh nghiệp rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án cho đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng.

Song, nếu càng phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính thì độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao và có thể dẫn đến "bong bóng" trên thị trường bất động sản. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn. Theo dự báo, Ngân hàng Nhà nước còn có thể giảm mức trần này xuống 35%, thậm chí 30%. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể nâng hệ số rủi ro trong các khoản nợ bất động sản lên đến 250% hoặc cao hơn (hệ số rủi ro này hiện đang ở mức 200%). Do vậy, khả năng doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.

Vì lẽ trên, HoREA không tán thành ý kiến cho rằng quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã có mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nhìn về tổng thể, quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% là thấp và chưa hợp lý đối với điều kiện hoạt động của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. HoREA kiến nghị Chính phủ xem xét quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá khoảng 25% là phù hợp hơn.

Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ "Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết" có hiệu lực từ ngày 01/05/2017. Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này quy định "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế".

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tục nhà đất rút ngắn từ 57 xuống còn 15 ngày (19/02/2019)

>   5 thách thức khi đầu tư bất động sản giáp ranh Sài Gòn (18/02/2019)

>   60% khách mua bất động sản giáp ranh đến từ TPHCM (17/02/2019)

>   Đâu là ba thị trường bất động sản tiêu điểm tại Việt Nam? (15/02/2019)

>   Doanh nghiệp đổ về tỉnh giáp ranh buôn bất động sản (15/02/2019)

>   Càng có nhiều quỹ đất càng khổ (14/02/2019)

>   Bất động sản Vân Đồn: Thông tin giao dịch sôi động, giá tăng chỉ là tạo sốt ảo (13/02/2019)

>   Nhà phố Sài Gòn hứa hẹn hút vốn đầu tư năm Kỷ Hợi (13/02/2019)

>   Địa ốc Phú Quốc, Vân Đồn hứa hẹn 'nóng' trở lại trong năm Kỷ Hợi (07/02/2019)

>   Giá đất TP.HCM liệu có tiếp tục leo thang năm Kỷ Hợi? (06/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật