Thứ Bảy, 16/02/2019 14:59

Đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam chạy thương mại vào tháng 4

Tháng 4 tới, Hà Nội sẽ tiếp nhận tuyến đường sắt đô thi Cát Linh – Hà Đông để chính thức khai thác thương mại. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam đưa vào hoạt động.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị hoạt động thương mại.

Tin từ Bộ GTVT cho hay, Tổng thầu (EPC) Trung Quốc đã đề xuất kết thúc chạy thử tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào cuối quý I/2019.

Theo đó, sau khi kết thúc chạy thử, Cục Đăng kiểm Việt Nam và đơn vị độc lập của Pháp sẽ tiến hành kiểm định. Sau đó Bộ GTVT (chủ đầu tư) sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao dự án cho Công ty Metro Hà Nội quản lý, vận hành khách thác.

Thời gian khai thác thương mại tuyến Cát Linh – Hà Đông có thể là tháng 4 năm nay.

Hiện dự án đường sắt này còn khoảng 4% khối lượng thi công liên quan tới một số hạng mục thô như đường dẫn, nhà chờ.

Tổng thầu Trung Quốc đã thực hiện chạy thử tàu Cát Linh – Hà Đông từ tháng 10/2018.

Mức giá vé cho tuyến đường sắt này được đề xuất khoảng 10.000 đồng/lượt, đã có trợ giá của ngân sách Hà Nội.

Khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động thương mại, Hà Nội dự kiến sẽ điều chỉnh luồng tuyến, tần suất một số tuyến xe buýt để phù hợp với tuyến đường sắt này, đặc biệt các tuyến xe buýt hoạt động trên Quốc Lộ 6 (từ bến xe Yên Nghĩa tới Ngã Tư Sở). Trong đó có khoảng 34 tuyến buýt, chiếm 30% số lượng tuyến của toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội phải điều chỉnh.

Các tuyến buýt sẽ được điều chỉnh theo hướng gom và giải toả khách cho đường sắt. Phương án đang được xây dựng là toàn bộ các nhà ga của tuyến đường sắt sẽ kết nối với hệ thống xe buýt thành phố.

Đồng thời, Hà Nội cũng dự tính xây dựng các điểm, bãi đỗ và gửi xe cá nhân tại các nhà ga, các phương thức giao thông để tiếp cận người đi bộ. Taxi sẽ không bị cấm khi tiếp cận các nhà ga này.

Được biết, hiện Hà Nội đang ban hành khung pháp lý và tiến tới xây dựng thẻ đi các phương tiện công cộng sẽ dùng chung cho cả đường sắt, xe buýt, đỗ xe…

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, với 12 ga (bình quân 1,1km một ga). Dự án sử dụng vốn ODA của Trung Quốc. Hệ thống được thiết kế tốc độ chạy tàu 80km/h, khai thác thương mại tốc độ trung bình khoảng 35km/h. Dự kiến mỗi đoàn tàu sẽ có 4 toa, cách nhau 3-5 phút/chuyến.

Việt Nam đã chuẩn bị 681 người cho công tác vận hành, khai thác tuyến đường sắt sau này, những người này đã sang Trung Quốc đào tạo và về nước (trừ 30 nhân sự quản lý). 

Lê Hữu Việt

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   Tổng cục Đường bộ kiểm tra đột xuất thu phí tại trạm Dầu Giây (16/02/2019)

>   Chính phủ tính cách trả hơn 4.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (16/02/2019)

>   Kiến nghị không dừng việc cấp phép chung cư ở khu vực trung tâm TP.HCM (13/02/2019)

>   Gỡ điểm nghẽn metro (12/02/2019)

>   Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM (11/02/2019)

>   6 dự án giao thông lớn ở Hà Nội sẽ hoàn thành năm 2019 (05/02/2019)

>   BOT An Sương - An Lạc thu phí quá hạn: Sở GTVT TPHCM nói gì? (28/01/2019)

>   10.668 tỉ đồng xây cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (23/01/2019)

>   TPHCM giải quyết khu vườn rau Lộc Hưng thế nào (22/01/2019)

>   Bỏ quy hoạch sân golf (21/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật