Thứ Năm, 31/01/2019 10:40

Dịch vụ

SBT: Sản lượng đường tiêu thụ tăng trưởng 11% so với cùng kỳ, nợ vay giảm mạnh

Kết thúc 6 tháng đầu Niên độ (NĐ) 2018 - 2019, tổng sản lượng đường tiêu thụ của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (HOSE: SBT) đạt gần 362 ngàn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và đạt gần 50% kế hoạch. Tiếp tục khẳng định thông điệp “Lợi nhuận là nhất thời, Thị phần là vĩnh cửu”, trong nửa đầu Niên độ, Công ty đã tích cực sử dụng chiến lược điều chỉnh giá nhằm tăng cường mở rộng thị trường, gia tăng thị phần trước khi ATIGA chính thức hiệu lực vào năm 2020.

Tổng sản lượng đường duy trì đà tăng trưởng ổn định từ tất cả các kênh tiêu thụ chủ đạo

Mặc dù ngành đường vẫn trong xu hướng chưa thuận lợi, nhưng với vị thế công ty đầu Ngành, SBT đã ghi nhận doanh thu thuần (DTT) lũy kế 6 tháng là 5,300 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm. Tiếp tục khẳng định thông điệp “Lợi nhuận là nhất thời, Thị phần là vĩnh cửu”, trong nửa đầu NĐ 2018 - 2019, Công ty đã tích cực sử dụng chiến lược điều chỉnh giá nhằm tăng cường mở rộng thị trường, gia tăng thị phần trước khi ATIGA chính thức hiệu lực vào năm 2020. Kết thúc 6 tháng, tổng sản lượng đường tiêu thụ của SBT đạt gần 362 ngàn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và đạt gần 50% kế hoạch. Đặc biệt, kênh tiêu thụ chủ chốt góp phần quan trọng trong cơ cấu DT cũng như định hướng phát triển dài hạn của SBT bao gồm doanh nghiệp B2B, xuất khẩu, tiêu dùng B2C được Công ty đẩy mạnh các công tác bán hàng hiệu quả.

- Kênh doanh nghiệp B2B: Sản lượng tăng hơn 9% so với cùng kỳ, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản lượng và DT đường khi lần lượt chiếm tới 50% và 51%. Chỉ mới trong 6 tháng đầu NĐ nhưng Kênh B2B đã hoàn thành chốt sản lượng dài hạn với nhiều khách hàng Kênh Công nghiệp lớn - MNC như Nestle, Masan, Nutifood, Tân Hiệp Phát… là những tập đoàn đa quốc gia cũng như các tên tuổi lớn trong lĩnh vực Sữa kem, Bánh kẹo, Đồ uống… tại Việt Nam. Ngoài ra, Kênh Khách hàng vừa và nhỏ - SME cũng cập nhật hơn 90 khách hàng mới, đạt 60% kế hoạch cả NĐ;

- Kênh Thương mại: Sản lượng tăng hơn 16% so với cùng kỳ, chiếm 26% tổng sản lượng đường cũng như DT đường đóng góp cho nửa đầu NĐ;

- Kênh Xuất khẩu: Tăng trưởng sản lượng gần 6% so với cùng kỳ, chiếm 16% tổng sản lượng đường và đạt 12% DT đường. 6 tháng đầu NĐ 2018 - 2019, SBT đã chinh phục thêm 1 thị trường xuất khẩu mới là Bungary. SBT hiện có 7 nhóm sản phẩm đường xuất đi tổng cộng 14 quốc gia bao gồm những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Singapore… Trong tháng 10 vừa qua, SBT cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty ED&F Man Sugar - Anh Quốc về việc tiêu thụ Đường Organic sản xuất tại TTC Attapeu - Lào và bán các loại đường của TTC Sugar niên vụ 18-19 sang thị trường châu Âu. ED&F Man được biết đến là 1 trong 3 công ty kinh doanh đường lớn nhất thế giới với quy mô DT mỗi năm khoảng 10 tỷ USD và hiện có văn phòng đại diện tại 60 quốc gia. Việc SBT ký hợp tác thành công với ED&F Man kỳ vọng sẽ là động lực cho Kênh Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới;

- Kênh Tiêu dùng B2C: Sản lượng tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 8% tổng sản lượng và đóng góp 11% DT mảng Đường. SBT đang tận dụng tốt nhất hệ thống phân phối rộng khắp của Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai (BHS) sau sáp nhập để đưa sản phẩm đến đa dạng người tiêu dùng. Kết thúc 6 tháng, SBT đang sở hữu 95 nhà phân phối, 3,600 cửa hàng tiện lợi, siêu thị và chuỗi cửa hàng, đồng thời hệ thống cửa hàng bán lẻ cũng liên tục được SBT mở rộng và liên tục tăng trưởng.

Cơ cấu Đường theo doanh thu và sản lượng lũy kế Quý 2 NĐ 2018 - 2019
Nguồn: BCTC hợp nhất Q2 NĐ 18-19, TTC Biên Hòa

Kết thúc Quý 2, DTT sản phẩm Đường ghi nhận khoảng 4,561 tỷ đồng chiếm 86% tổng DT, tương đương so với cùng kỳ và vẫn nằm trong hoạch định của BLĐ nhằm thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị phần trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, SBT tiếp tục phát huy thế mạnh chuỗi giá trị cây mía trong đó sản phẩm Cạnh đường - Sau đường đều có sự tăng trưởng ấn tượng, cụ thể là DT điện thương phẩm tăng 233%, mật rỉ tăng 202%, phân bón tăng 111% và DT khác tăng 50%. Ngoài ra, DT hoạt động tài chính cũng ghi nhận tăng 6% so với cùng kỳ, đạt 458 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ lãi thanh lý các khoản đầu tư và lãi tiền gửi ngân hàng.

Cơ cấu DT theo loại hình Sản phẩm Quý 2 NĐ 18-19
Nguồn: BCTC hợp nhất Q2 NĐ 18-19, TTC Biên Hòa

Cơ cấu vốn cải thiện rõ rệt, khởi đầu thuận lợi cho giai đoạn tái cấu trúc nguồn vốn

Tại thời điểm 31/12/2018, Tổng tài sản (TTS) tăng nhẹ 5% so với thời điểm đầu NĐ 2018 - 2019, đạt 16,722 tỷ đồng. 6 tháng đầu NĐ, SBT đã tiếp tục kiểm soát tốt hàng tồn kho (HTK) khi chỉ tiêu này giảm tới 32%, tương đương giảm tới 1,272 tỷ đồng và đang duy trì ở mức 2,700 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 16% TTS, giảm mạnh 31% so với 23% của đầu NĐ. Bên cạnh đó, nợ phải trả giảm 959 tỷ đồng, tương đương giảm 8%, trong đó nợ ngắn hạn giảm mạnh 10% tương đương 842 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ vay ngắn hạn giảm 13% tương đương giảm 1,014 tỷ đồng. Nợ dài hạn cũng có những cải thiện đáng kể khi ghi nhận giảm hơn 4% tương đương giảm 118 tỷ đồng; trong đó, nợ vay dài hạn giảm 123 tỷ đồng, tương đương 5%. Việc nợ vay ngắn và dài hạn cùng giảm mạnh là một điểm sáng trong bức tranh tài chính trong 6 tháng đầu NĐ, chứng minh việc tái cấu trúc Công ty bước đầu theo đúng lộ trình, hỗ trợ giảm gánh nặng lãi vay và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm, SBT đã tiết kiệm được tổng cộng 102 tỷ chi phí lãi vay trong kỳ, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính, theo đó cũng giảm 25 tỷ đồng, tương đương giảm 6% so với cùng kỳ NĐ.

Ở chiều ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận tăng hơn 129%, tương đương tăng 420 tỷ đồng, và ở mức 745 tỷ đồng. Việc duy trì một lượng tiền mặt hợp lý sẽ hỗ trợ Công ty linh hoạt hơn trong quá trình hoạt động, vừa đảm bảo tính thanh khoản, vừa giúp Công ty kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Chỉ số tài chính tiếp tục được cải thiện nhằm giảm thiểu các rủi ro

Sự cải thiện về các chỉ số thanh toán chứng tỏ dòng tiền trong ngắn hạn của Công ty đang được đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo nguồn vốn lưu động cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tiền mặt đều ghi nhận tăng mức tăng trưởng tốt 7%, 27% và 82%; đạt lần lượt 1.2 lần, 0.9 lần và 0.2 lần. Với sự cải thiện đáng kể về tiền mặt, hàng tồn kho, nợ vay…, tất cả các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều cao hơn so với trung bình Ngành tại Việt Nam.

Hiệu quả của các hoạt động tái cấu trúc tài chính trong quý 2 được thể hiện rõ qua chỉ số cơ cấu vốn, ghi nhận sự cải thiện rõ nét cũng như tiệm cận trung bình Ngành; chủ yếu đến từ việc giảm các khoản nợ phải trả và nợ vay. Hệ số Nợ vay/VCSH và Hệ số Nợ vay/TTS cuối tháng 12/2018 đạt 1.5 lần và 0.5 lần, lần lượt giảm 12% và 17% so với đầu NĐ.

Một số chỉ tiêu tài chính của SBT nửa đầu NĐ 2018 - 2019
Nguồn: BCTC hợp nhất Q2 NĐ 18-19, TTC Biên Hòa

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   CLG: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

>   SDG: Báo cáo tài chính quý 4/2018 (công ty mẹ) (31/01/2019)

>   CCL: BCTC quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

>   CCL: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

>   VCG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt (31/01/2019)

>   SDI11717: Báo cáo tài chính HN và Riêng quý 4.2018 (31/01/2019)

>   BCG: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

>   BCG: BCTC quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

>   HUT lỗ quý đầu tiên kể từ ngày cổ phiếu niêm yết (31/01/2019)

>   ASM: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2018 (31/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật