Hai tháng đầu năm, gần 2 tỉ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần các dự án FDI Việt Nam là 1,9 tỉ USD.
Từ đầu năm đến 20.1.2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 1,9 tỉ USD, tăng gần 52% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khoa học công nghệ và bất động sản.
Tính đến ngày 20.1.2019, có 226 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 805 triệu USD, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng trong tháng 1.2019, có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 761,8 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ 2018.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với tổng số vốn đạt 1,19 tỉ USD, chiếm 62,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó lần lượt là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo đối tác đầu tư, có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư gần 364 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 349,1 triệu USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 307,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, có 39 tỉnh thành phố được đầu tư nước ngoài, trong đó, TP.HCM thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Tiếp đó lần lượt là Bình Dương, Hải Dương
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao kết quả thu hút FDI của thành phố Hà Nội trong 30 năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Qua thực tiễn của Hà Nội có thể thấy, trong giai đoạn tới đây, ít nhất trong 10 năm tới, trước yêu cầu, bối cảnh, điều kiện, cơ hội thách thức rất mới, cần đổi mới trong tư duy về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển, coi các nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng. Đặc biệt, phải đổi mới trong tư duy chuyển từ thu hút sang đầu tư phát triển và phải chọn lọc các nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập quốc tế.
Thái Bình
VNEconomy
|