Thứ Sáu, 04/01/2019 08:16

Cạn nguồn điện mới

Ngày 3-1, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao nhưng hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện.

Đến cuối năm 2018, nhiều hồ thủy điện, đặc biệt tại miền Trung, không tích đủ nước dẫn tới sản lượng thủy điện thiếu hụt khoảng 2,56 tỉ KWh. Việc bảo đảm nhiên liệu cho phát điện tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khả năng cấp than trong nước thấp hơn nhu cầu gần 8 triệu tấn và phải nhập khẩu, nguồn khí trong nước đã suy giảm mạnh nhưng chưa có nguồn bổ sung. Trong khi đó, các yếu tố thị trường đầu vào của sản xuất điện biến động theo xu hướng bất lợi; giá than, giá khí trong bao tiêu dự kiến tăng trong năm 2019. Ngoài ra, năm 2019 dự kiến phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,4-7 tỉ KWh sẽ là thách thức lớn đối với tình hình tài chính của EVN.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh việc phát triển các nguồn điện thay thế gặp nhiều khó khăn do Việt Nam đã quyết định dừng triển khai điện nguyên tử, trong khi nhiều dự án nhiệt điện bị chậm tiến độ. Phát triển nhiệt điện than là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Mỹ. Không phải tất cả dự án nhiệt điện than đều ô nhiễm, quan trọng là sử dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm, quản lý tốt quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác nhà máy. Đặc biệt, nhiệt điện vẫn rất quan trọng trong bối cảnh các nguồn năng lượng tái tạo chi phí quá cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Theo Phó Thủ tướng, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới hơn 2.000 USD, người dân khó khăn và chưa có điều kiện mua điện giá cao. Do đó, giao nhiệm vụ cho EVN "làm gì thì làm, không được để thiếu điện, phải đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt, giá điện phải hợp lý".

Phó Thủ tướng giao EVN và các doanh nghiệp trong ngành đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện lớn như Nhơn Trạch 3-4, Ô Môn 3-4, Tân Phước, Long Phúc 2-3, Quảng Trạch, Quỳnh Lập… Tập trung đầu tư mạng lưới truyền tải giải tỏa công suất các khu vực phát triển năng lượng tái tạo.

Để bảo đảm cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt trong thời gian tới, EVN kiến nghị Chính phủ cho phép vay vốn ODA cho dự án Nhiệt điện Ô Môn III; bảo lãnh vay vốn (hoặc bảo lãnh một phần) cho các dự án nhiệt điện Ô Môn IV, Dung Quất 1 và 3 để bảo đảm hiệu quả và tính đồng bộ các chuỗi dự án khí lô B, Cá Voi xanh. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương sớm phê duyệt biểu đồ cung cấp than cho các nhà máy điện năm 2019. Sớm thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc - đã được EVN trình trong năm 2018.

M.Chiến

Người lao động

Các tin tức khác

>   Phó thủ tướng yêu cầu phải cung ứng đủ điện, giá hợp lý (03/01/2019)

>   Lỗi kỹ thuật, vé thương gia khứ hồi Việt Nam - New York còn 675 USD (03/01/2019)

>   Cuộc đua giành giật thuê bao với chính sách chuyển mạng giữ số (03/01/2019)

>   Số doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam lại có một năm "phá đỉnh" (03/01/2019)

>   Cảnh báo các website bán vé tàu Tết giá “trên trời” (03/01/2019)

>   Trung Quốc "săn" doanh nghiệp Việt (03/01/2019)

>   Thương vụ bất thường ở cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (03/01/2019)

>   Yêu cầu không để tăng giá dây chuyền dịp Tết Nguyên đán (03/01/2019)

>   Thị trường Nhật: Dễ mà khó (03/01/2019)

>   Hải quan đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan (02/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật