Thứ Hai, 21/01/2019 20:00

Chuyển động dòng tiền 14 - 18/01

Bất động sản tiếp tục hút tiền, ngân hàng dần giảm nhiệt

Sau tuần giao dịch thận trọng tới bình lặng (07 - 11/01), dòng tiền đã dần trở lại với thị trường. Tuần giao dịch từ 14 - 18/01, trên sàn HOSE, nhóm bất động sản tiếp tục là tâm điểm chú ý của dòng tiền trong khi nhóm ngân hàng đã bớt phần nóng bỏng.

Sau nhiều thăng trầm, thị trường kết tuần giao dịch từ 14-18/01 với kết quả sụt giảm nhẹ. VN-Index giảm 0.41 điểm về mức 902.3 điểm, trong khi đó, HNX-Index thì mất 0.31 điểm về 101.56 điểm. Thanh khoản trên hai sàn lại có diễn biến trái ngược. Trên HOSE, khối lượng giao dịch bình quân tuần qua tăng hơn 7% so với tuần trước, đạt gần 142 triệu đơn vị/phiên; tương ứng, giá trị giao dịch bình quân tăng gần 14% lên 3,136 tỷ đồng.

Còn trên HNX, thanh khoản sàn này chịu sự sụt giảm đáng kể với khối lượng giao dịch bình quân giảm hơn 16% so với tuần trước, chỉ đạt gần 28 triệu đơn vị/phiên; giá trị giao dịch tương ứng giảm gần 30% xuống còn 383 tỷ đồng/phiên.

Tổng quan thanh khoản thị trường tuần 14 - 18/01

Nhìn vào bảng xếp hạng 20 mã có thanh khoản tăng mạnh nhất tuần qua, có thể thấy bất động sản là nhóm áp đảo về số lượng khi có tới 9 đại diện góp mặt. Những cái tên nổi bật là HAR, VRC, FLC, DIG, HPX, VHM… Trong số này, HAR dẫn đầu toàn sàn HOSE về mức tăng thanh khoản với khối lượng giao dịch bình quân tuần qua tăng gần 277% so với tuần trước đó, đạt trên 400,000 đơn vị/phiên. Đi kèm với diễn biến tích cực này, giá cổ phiếu HAR tăng điểm liên tiếp 4 phiên liền. Tuy tỷ lệ tăng không quá nổi bật, tăng 2.5% lên mức giá 4,530 đồng/cp trong tuần.

Ngôi nhì bảng trên HOSE tiếp tục vào tay một cổ phiếu bất động sản, VRC. So với tuần trước đó, mã này có khối lượng giao dịch bình quân tăng gần 220% lên trên 600,000 đơn vị/phiên. Kết quả này chủ yếu là do giao dịch đối với VRC tăng đột biến trong phiên ngày 15 và 16/01. Đáng chú ý, phiên 16/01 phát sinh giao dịch thỏa thuận với khối lượng hơn 1 triệu cp, tương ứng giá trị 21.75 tỷ đồng.

Bên cạnh hai mã kể trên, nhóm bất động sản cũng ghi nhận 2 trường hợp khác tăng thanh khoản trên 100% là FLC và DIG, các trường hợp còn lại đều có mức tăng thanh khoản không quá ấn tượng. Điều này cho thấy sự diễn biến thanh khoản tích cực trong nhóm vẫn còn thiên về số lượng hơn là chất lượng. Điểm cộng là phần lớn các mã bất động sản có thanh khoản tăng đều đi kèm với thị giá tăng trong tuần.

Bên cạnh đó, sàn HOSE ghi nhận nhiều trường hợp tăng mạnh thanh khoản như HSL (tăng 182% về khối lượng giao dịch bình quân), TCM (tăng 169% về khối lượng giao dịch bình quân), FMC (tăng 126% về khới lượng giao dịch bình quân).

Ở chiều giảm, nhóm ngân hàng nổi trội với loạt đại diện tên tuổi: VCB, BID, CTG, HDBTPB. Song mức giảm khối lượng giao dịch bình quân so với tuần trước chỉ trong khoảng 35%. Trong đó, khối lượng giao dịch bình quân của TPB giảm mạnh gần 44% xuống còn 213,800 đơn vị/phiên do mã này có giai đoạn tăng mạnh thanh khoản trước đó.

Trên HNX, mặc dù nhìn chung thanh khoản biến động theo chiều hướng giảm nhưng vẫn có những mã có thanh khoản tăng nổi trội so với tuần trước đó. Trong đó, VGCTNG là hai mã có thanh khoản tăng ấn tượng nhất, mức tăng khối lượng giao dịch bình quân lần lượt gần 134% và 112%. Thị giá của hai mã này cũng tăng tương đối tốt trong tuần vừa qua.

Top 20 cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HOSE
Những cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HNX

* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu DPG bị "nốc ao" sau khi báo lãi quý 4 giảm mạnh (22/01/2019)

>   Đảo danh mục VN30: Thêm mới EIB, HDB, TCB và VHM (21/01/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 21/01 (21/01/2019)

>   21/01: Đọc gì trước giờ giao dịch? (21/01/2019)

>   Góc nhìn tuần 21 - 25/01: Tiếp tục giằng co (20/01/2019)

>   Xử phạt hàng loạt cá nhân vi phạm công bố thông tin (20/01/2019)

>   Phân tích kỹ thuật ngành Ngân hàng tháng 1/2019 (Kỳ 2) (22/01/2019)

>   Cổ phiếu HVG tiếp tục bị duy trì diện kiểm soát đặc biệt (18/01/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 18/01: Đóng cửa trong sắc xanh (18/01/2019)

>   Cổ phiếu và ngành nào sẽ là tâm điểm của năm 2019? (22/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật