Thứ Ba, 25/12/2018 19:00

Xây khu công nghiệp rồi bỏ hoang

Quy mô hàng trăm hecta, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng nhiều diện tích đất trong các khu công nghiệp ở Nghệ An và Hà Tĩnh bỏ hoang năm này qua năm khác.

Năm 2009, KCN Hoàng Mai 1 - thuộc Khu Kinh tế (KKT) Đông Nam; thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An - được xây dựng trên diện tích hơn 289 ha, tổng mức đầu tư 812 tỉ đồng. Có mặt tại KCN này vào những ngày cuối tháng 12, chúng tôi chứng kiến gần như toàn bộ diện tích bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều hạng mục có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp theo thời gian.

Ở Nghệ An còn có nhiều KCN khác rơi vào cảnh tương tự. Điển hình như KCN Nam Cấm (quy hoạch 272 ha) đưa vào hoạt động hàng chục năm qua nhưng vẫn còn gần 70 ha bỏ hoang thành nơi chăn thả trâu bò, nhiều diện tích người dân đang tái lấn chiếm để sản xuất. Hay như Cụm Tiểu thủ công nghiệp thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu) quy mô 10 ha, thi công dang dở, "đắp chiếu" suốt nhiều năm qua; Cụm Công nghiệp Na Khứu (huyện Quế Phong) rộng gần 13 ha, phê duyệt hạ tầng kỹ thuật từ tháng 10-2014 với tổng mức đầu tư gần 26 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn bỏ hoang.

KCN Hoàng Mai 1 bỏ hoang hàng chục năm qua

Tại Hà Tĩnh, KCN Đại Kim (huyện Hương Sơn) thành lập năm 2007 với tổng diện tích 33 ha. Sau 11 năm hoạt động, phần lớn diện tích đang bị bỏ hoang. Một số ít doanh nghiệp vào thuê đất tại KCN này nhưng không triển khai dự án hoặc hoạt động cầm chừng. Hà Tĩnh còn có một số KCN khác được quy hoạch nhưng chậm triển khai, hoạt động thiếu hiệu quả. Đơn cử như KCN Hạ Vàng.

Theo thống kê của KKT Đông Nam, đến nay KCN Hoàng Mai 1 mới chỉ có 26 ha/203,5 ha diện tích được doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký thuê đất đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Nguyên nhân dẫn tới KCN này hoạt động không hiệu quả là do vị trí bất hợp lý, cơ chế chính sách chưa thực sự hấp dẫn nên khó thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng Ban Quản lý KKT Đông Nam, cho biết KCN này cách trung tâm TP Vinh khoảng 80 km, một số điều kiện chưa thực sự thuận lợi nên không thu hút được các doanh nghiệp.

Liên quan đến việc KCN Đại Kim hoạt động thiếu hiệu quả, ông Phan Thăng Long, Phó trưởng Ban Quản lý KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (đơn vị quản lý KCN Đại Kim), cho biết việc thu hút các nhà đầu tư vào đây khó khăn là do cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp không còn. Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều KCN trong các KKT cửa khẩu trên cả nước. 

Bài và ảnh: Đức Ngọc

Người Lao động

Các tin tức khác

>   Lùng nhùng đất đai trong cổ phần hóa (25/12/2018)

>   TP.HCM, bao giờ không còn chuyện đào đường nham nhở? (24/12/2018)

>   Đầu tư lớn cho nhà ở xã hội (21/12/2018)

>   Trảm hơn 700 dự án 'treo' (19/12/2018)

>   Phú Quốc kiên quyết 'trảm' các khu phân lô trái quy hoạch (17/12/2018)

>   Ai sẽ chịu rủi ro trong dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP? (17/12/2018)

>   Chính phủ điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai (16/12/2018)

>   Xử lý cán bộ, ‘trảm’ nhà thầu sửa Quốc lộ 1 hư hỏng đoạn qua Phú Yên (16/12/2018)

>   “Đánh thức” đô thị tỷ đô “ngủ quên” nhiều năm (16/12/2018)

>   Xử lý 180 dự án 'treo' (14/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật