Thứ Hai, 24/12/2018 15:27

Nhịp đập Thị trường 24/12: Sắc đỏ cuối phiên

Áp lực chốt lời lớn vào cuối phiên đã khiến chỉ số nhanh chóng suy yếu và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. 

Kết phiên, VN-Index đóng cửa giảm 0.41%, dừng tại mức 908.56 điểm; HNX-Index giảm 1.06%, đóng cửa tại 103.34 điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 109,246 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 2,124 tỷ đồng; trên sàn HNX khối lượng giao dịch đạt 34,047 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 618 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường phiên hôm nay nghiêng về bên bán với 252 mã tăng và 341 mã giảm điểm.

Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế ở nhóm ngân hàng khi ngoài hai cổ phiếu STBKLB tăng điểm, các Large Cap trong nhóm này như VCB, TCB, CTG đều giảm hơn 1%.

VNM giữ vững vai trò trụ chính trên thị trường với mức tăng mạnh 2.86%, đóng góp hơn 1 điểm tăng cho VN-Index. Các cổ phiếu họ nhà Vingroup cho thấy dấu tích cực khi ngoài mã VIC giữ ở mức tham chiếu, VREVHM đều tăng điểm trở lại.

Ngành sản xuất thiết bị, máy móc và ngành nông-lâm-ngư là 2 ngành giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là -3.57% và -2.96%. Ở chiều ngược lại, ngành thực phẩm-đồ uống đang dẫn đầu đà tăng với mức tăng là 2.2%.

Khối ngoại mua ròng gần 50 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX khối ngoại vẫn bán ròng rất mạnh (hơn 900 tỷ) với lực bán tập trung vào cổ phiếu VCG.

14h: Bên bán chiếm ưu thế

Mở đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục giằng co. Tuy nhiên ngay sau đó, áp lực bán gia tăng khiến chỉ số này có chiều hướng giảm điểm nhẹ và tụt về dưới tham chiếu.

Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 309 mã giảm và 231 mã tăng.

Các cổ phiếu ngành ngân hàng đang diễn biến không tích cực khi chỉ có 3 mã là BID, STB và KLB đóng góp điểm tăng vào VN-Index.

VNM đóng vai trò là trụ chính trên thị trường, đóng góp 1.5 điểm tăng cho VN-Index. Các cổ phiếu nhóm dầu khí vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tích cực khi các Large Cap như GAS, PVD, PVC đều đang chìm trong sắc đỏ.

Ngành sản xuất thiết bị, máy móc và ngành bảo hiểm là 2 ngành giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là -3.57% và -2.18%. Ở chiều ngược lại, thực phẩm-đồ uống đang dẫn đầu đà tăng với mức tăng là 2.31%.

Khối ngoại mua bán khá cần bằng ở sàn HOSE nhưng ở sàn HNX, khối này bán ròng rất mạnh. Lực bán gần như tập trung hoàn toàn vào cổ phiếu VCG.

Phiên sáng: Tiếp tục giằng co

Trong các ngành lớn chỉ có thực phẩm-đồ uống là tăng điểm mạnh. Các ngành còn lại như ngân hàng, bất động sản, dầu khí … đều duy trì ở mức tham chiếu hoặc giảm nhẹ.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 914.63 điểm, tăng 0.26%; HNX-Index dừng tại mức 104.11 điểm, tương đương mức giảm 0.33%.

Các hợp đồng phái sinh cũng tăng tốt (trừ VN30F1903). Basis của các hợp đồng đều dương cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về thị trường là khá lạc quan.

Giao dịch trên cả hai sàn ở mức vừa phải. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 228 mã tăng điểm và 269 mã giảm điểm.

Về nhóm ngành, ngành thực phẩm-đồ uống là tăng điểm mạnh và đứng đầu thị trường. Sự tăng trưởng của MSN, VNM, BHN… là những đầu tàu giúp ngành này bứt phá.

Biến động của MSN trong vòng 12 tháng qua

Ngành bảo hiểm và dầu khí thuộc nhóm giảm mạnh nhất trên thị trường. Riêng ngành bảo hiểm thì sự điều chỉnh này không đáng ngại vì đây chỉ là điều chỉnh kỹ thuật trong xu hướng tăng trưởng dài hạn.

10h45: Dao động quanh tham chiếu

Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ, thị trường liên tục dao động quanh mốc tham chiếu. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình do nhà đầu tư vẫn còn thận trọng.

Độ rộng thị trường bắt đầu cân bằng trở lại với 225 mã giảm và 234 mã tăng. Điều này cho thấy bên bán đang trở nên mạnh hơn.

Ngành thực phẩm đồ uống đang diễn biến trái chiều. Trong khi MSN, VNM vẫn còn tăng trưởng tốt thì SAB đã giảm điểm trở lại.

Ngành chế biến thủy sản cũng nằm trong nhóm dẫn đầu với mức tăng gần 1.28%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng xuất khẩu cá tra đã lên mức 2.04 tỉ USD trong 11 tháng năm 2018. Với tốc độ như hiện tại, VASEP dự báo xuất khẩu cá tra đạt 2.3 tỉ USD trong năm 2018, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Điều này là cú hích cho các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản. Các cổ phiếu như VHC, HLG… đều tăng khá tốt.

Mở cửa: Thực phẩm - đồ uống dẫn sóng

Bên mua chiếm ưu thế đầu phiên bất chấp thị trường Mỹ có phiên giao dịch khá bi quan vào cuối tuần trước.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua vào đầu phiên khi có 195 mã tăng và 136 mã giảm.

FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) và VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM) đều đang ở trạng thái discount (lần lượt là -1.01% và -0.20%) nên dự kiến sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.

Tuy nhiên, sự bứt phá của ngành thực phẩm-đồ uống đã giúp thị trường chung trở nên tích cực. Các mã SAB và VNM là những đầu tàu của ngành này.

Riêng VNM, giá đang ở gần vùng hỗ trợ 113,000-123,000 nên khả năng tăng trưởng mạnh trở lại là khá lớn.

Biến động của VNM trong vòng 12 tháng qua

Ngành khai khoáng và tiện ích nằm trong top 3 các ngành giảm mạnh nhất do sự ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu. Dự kiến, quá trình này sẽ còn tiếp diễn.

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 24-28/12/2018: Khó hồi phục mạnh (23/12/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 24-28/12/2018: Đang bước vào giai đoạn quan trọng (23/12/2018)

>   Chứng khoán Tuần 17/12-21/12/2018: Thị trường rực đỏ (21/12/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 21/12: Hồi phục vào cuối phiên (21/12/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 21/12: Giằng co mạnh (20/12/2018)

>   Vietstock Daily 21/12: Tiền lại bị rút ra (20/12/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 20/12: Midcap kéo VN-Index (20/12/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 20/12: Basis thu hẹp (19/12/2018)

>   Vietstock Daily 20/12: Chờ đợi quyết định của Fed (19/12/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 19/12: Khối ngoại bán ròng trở lại (19/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật