Thứ Hai, 31/12/2018 14:00

"Bay" 5.2 ngàn tỷ USD, chứng khoán châu Á có một năm đáng buồn

Đối với chứng khoán châu Á, 2018 là một câu chuyện có hai mảnh khác nhau, trong đó chuỗi leo dốc kỷ lục và sự gia tăng về khối lượng giao dịch dọn đường cho tình trạng biến động dữ dội vào lúc nửa sau của năm 2018. Cho tới nay, 5.2 ngàn tỷ USD vốn hóa đã bị cuốn trôi ra khỏi thị trường châu Á.

Chẳng có gì bất ngờ khi thị trường châu Á biến động mạnh đến thế. Thật vậy, nhà đầu tư có quá nhiều nỗi lo ngại – tình trạng biến động mạnh của mọi loại tài sản, nỗi lo về tăng trưởng, xung đột thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thế và lùm xùm chính trị ở Washington. Khi những giờ phút cuối cùng của năm 2018 dần trôi, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã giảm 22% so với mức đỉnh tháng 1/2018, trong đó đà tăng mạnh gần đây cũng chẳng thể xoa dịu nỗi đau của năm 2018 – năm có thành quả tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

“Quá ít kênh trú ẩn an toàn có tác dụng trong năm nay”, Jason Low, Chiến lược gia đầu tư cấp cao tại đơn vị quản lý tài sản của DBS Group Holdings, cho hay. “Cổ phiếu châu Á vẫn bị tác động bởi cuộc chiến thương mại và đà tăng của lãi suất” và nhà đầu tư có thể bị ngạc nhiên bởi mức đột tác động tới thị trường, ông nhận định.

Từ làn sóng tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ cho tới cú đổ đèo của thị trường Trung Quốc, hãy cùng nhìn lại những vấn đề đã chi phối thị trường chứng khoán châu Á trong suốt năm 2018 đầy gian truân.

Một năm biến động liên hồi

Biến động đã trở lại và nguy hiểm hơn xưa, trong đó chứng khoán châu Á chứng kiến những pha biến động dữ dội nhất trong hơn 2 năm, dựa trên chỉ số đo lường mức độ biến động 90 ngày của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.

Con gấu gầm vang

 

Trong khi thị trường con bò gần 10 năm tuổi ở Mỹ vẫn còn kéo dài, nhưng đà tăng của thị trường chứng khoán châu Á hồi đầu năm có lẽ ít không bền vững như vậy. Chỉ số chứng khoán khu vực này có lúc rớt tới 24% so với mức đỉnh, và các thị trường lớn như Nhật Bản, Hồng Kông và Thượng Hải còn giảm mạnh hơn thế.

Cũng vì một số thị trường châu Á được liệt vào danh sách thị trường mới nổi, do đó làn sóng bán tháo ở châu Á cũng kéo chỉ số MSCI Emerging Markets lao dốc 24% so với thời điểm tháng 1/2018.

Xung đột thuế quan

Một trong những yếu tố góp phần dẫn tới thành quả tồi tệ trong năm 2018 là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung – một sụ kiện có thể làm đảo lộn cả nền kinh tế toàn cầu và gây gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Á. Những nhà xuất khẩu như Li & Fung Ltd. ở Hồng Kông bị tác động cực kỳ nặng nề, chứng kiến 70% vốn hóa “bốc hơi” kể từ tháng 5/2018.

Khó khăn từ nhóm cổ phiếu công nghệ

Thế nhưng, một trong những điểm nhấn lớn nhất trên thị trường năm nay là sự tháo chạy của các nhà đầu tư vào cổ phiếu công nghệ khi nhóm FAANG – bao gồm Facebook, Apple, Alphabet, Netflix và Google – lao dốc. Hai cổ phiếu Apple và Amazon rớt hơn 30% trong nửa sau của năm 2018. Các cổ phiếu Internet ở châu Á cũng chẳng khá khẩm hơn, khi cổ phiếu của ông lớn Trung Quốc Tencent Holdingds lao dốc tới 47% (tính từ đỉnh tới đáy). Các công ty sản xuất chip điện tử, phần cứng và sản xuất lao đao khi nhu cầu điện thoại thông minh ngày càng suy giảm đã ám ảnh lên ngành này trong cả năm 2018.

Hiệu ứng từ Trung Quốc

Nhà đầu tư Trung Quốc vừa chứng kiến một cột mốc chẳng mấy vui vẻ. Chỉ số Shanghai Composite sụt gần 25% so với thời điểm đầu năm, trở thành thị trường chứng khoán có thành quả tệ nhất trên thế giới. Cuộc chiến thương mại đã “thổi bay” 2.4 ngàn tỷ USD vốn hóa Trung Quốc trong năm nay, trong đó chiến dịch giảm bớt đòn bẩy đã siết chặt nợ margin xuống chỉ còn 1/3 so với mức đỉnh năm 2015.

Tuấn Kiệt (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   CNBC: Chính quyền Trump tìm chuyên gia tư vấn về thị trường chứng khoán Mỹ (29/12/2018)

>   Nhìn lại 2 tuần biến động điên cuồng trên Phố Wall (29/12/2018)

>   Dow Jones có tuần tăng đầu tiên trong tháng 12 bất chấp đà suy yếu trong phiên (29/12/2018)

>   Chứng khoán Nhật Bản có năm giảm đầu tiên kể từ năm 2011 (28/12/2018)

>   Trader “vò đầu bứt tóc” trước diễn biến kỳ quái trên thị trường chứng khoán (28/12/2018)

>   Lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản rơi xuống mức âm (28/12/2018)

>   “Bốc hơi” 2.3 ngàn tỷ USD, Trung Quốc là TTCK tệ nhất thế giới trong năm 2018 (28/12/2018)

>   Ấn tượng với pha lội ngược dòng của Dow Jones (28/12/2018)

>   Dow Jones quay đầu rớt 500 điểm sau phiên tăng điểm kỷ lục (27/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều vào cuối phiên (27/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật