Từ thất bại, 6 bạn trẻ lập công ty start-up triệu đô
Nếu ban đầu bạn chưa thành công, hãy tiếp tục cố gắng.
Đối với 6 bạn trẻ người Singapore, câu nói đó đã chứng tỏ giá trị vì sau khi đối mặt một loạt thất bại, họ đã xây dựng được một công ty quốc tế trị giá hàng triệu USD.
Henry Chan cùng 5 người bạn khác cùng sáng lập nên ShopBack, một nền tảng thương mại điện tử cung cấp chiết khấu cho người mua hàng. Nền tảng này liên kết với hơn 1,500 đối tác thương mại, trong đó có ASOS, eBay và Expedia.
Trong 4 năm qua, công ty start-up của họ đã giúp cho 6 triệu người dùng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiết kiệm được hơn 25 triệu USD. Nhưng đường đến thành công không bao giờ bằng phẳng cả. Như những doanh nhân trẻ tuổi này chia sẻ trong chuyên mục CNBC Make It, thực tế, họ đã trải qua 2 lần thất bại và vài lần điều chỉnh để có được thành công như ngày nay.
Tìm kiếm ý tưởng
Khi những người sáng lập nên ShopBack quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Zalora khu vực Đông Nam Á, họ khá chắc chắn rằng bản thân có thể mang đến một cuộc đổi mới trong lĩnh vực mà họ thấy còn có chỗ thiếu sót.
Anh Chan, Giám đốc điều hành của công ty, sau khi hoàn thành chương trình đại học không lâu thì làm việc tại Mỹ. Anh nói rằng trong quãng thời gian đó, anh đã choáng ngợp trước "sức mạnh của công nghệ" và muốn tìm cách nào đó có thể sử dụng công nghệ để giúp đỡ những thương hiệu và người tiêu dùng tại nước nhà của anh.
Tuy nhiên, việc tìm thấy một ý tưởng phù hợp lúc nào cũng nói dễ hơn làm.
Đồng sáng lập Shanru Lai nói với CNBC Make It rằng: "Chúng tôi để ý thấy thương mại điện tử đã thực sự bùng nổ. Nhưng vẫn chưa có một nền tảng đủ tốt, nơi khách hàng có thể khám phá những thương hiệu mới đồng thời còn nhận được chiết khấu. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó."
Do vậy, vào đầu năm 2014, một nhóm các bạn trẻ ở độ tuổi 20-30 đã lên kế hoạch thành lập nên một website có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng cách chính họ sẽ làm công tác marketing, vậy là sẽ giảm thiểu chi phí cho bên bán lẻ.
Học cách để chuyển mình
Ban đầu, đội nhóm tạo nên một website bán hàng để giúp người tiêu dùng có một ngày "đại tiết kiệm" khi quảng cáo giùm cho bên bán hàng, hình thức này không khác mấy so với "ngày vàng mua sắm" Black Friday của Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó, đội nhóm nhanh chóng nhận ra ý tưởng này không thể duy trì được quá một năm. Do vậy, họ đã lên kế hoạch cho giai đoạn hai.
Ở bước thứ hai, công ty được đổi tên thành Great Online Sale, biến thành một nơi mua hàng có chiết khấu kéo dài trong 3 tháng.
Nhưng, một lần nữa, các bạn trẻ lại phát hiện ra lỗ hổng: Khi bên bán khó chấp nhận mức chiết khấu cao, mặc dù công tác marketing có cải thiện, còn khách hàng thì lại muốn chương trình diễn ra cả năm.
Vì thế, cuối cùng, đội nhóm đã đi đến quyết định là sẽ chạy chương trình chiết khấu cả năm. Những người mua hàng sẽ nhận được một khoản tiền chiết khấu - thường dao động từ 3-6% - khi mua hàng từ những thương hiệu bán lẻ hợp tác với ShopBack. Bạn có thể mua bất kỳ thứ gì từ đồ ăn, quần áo, đến vé máy bay và vé xem phim. Sau khi điều chỉnh mức chiết khấu hợp lý như trên, thì bên bán lẻ mới có đủ khả năng trả hoa hồng cho ShopBack vì đã giúp họ quảng bá thương hiệu.
Lúc đó, những kết quả mang lại đã tự lên tiếng: Công ty tăng trưởng rất nhanh và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng. Cô Lai giải thích rằng thành công này một phần nhờ vào đặc tính dân số trẻ, mức sống gia tăng và tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong khu vực.
Cô Lai nói: "Thực tế, chúng tôi phải trải qua một vài lần thất bại, thử nghiệm qua nhiều mô hình không hiệu quả thì ShopBack mới ra đời."
Những người lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu thường hay đề cập đến sự đột phá và sử dụng thất bại để định hình nên những quyết định trong tương lai. Trong một bài chia sẻ trên blog vào đầu năm nay, Richard Branson viết: "Không một ai mới bắt tay vào làm thì đã đúng... Những doanh nhân thành công không sợ thất bại; họ rút ra bài học và tiếp tục đi tiếp."
Tiếp tục cải tiến
Thậm chí, khi ShopBack tỏ ra là một ý tưởng hiệu quả, đội nhóm vẫn tiếp tục cải tiến mô hình để phù hợp với người dùng.
Lúc mới bắt đầu, họ đã thiết kế và tung ra một trang web thử nghiệm - gọi là ShopMoolah - chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ để đánh giá phản ứng của người dùng như thế nào rồi mới thực sự đầu tư vào. Cách thức này cũng gần tương tự như việc Jeff Bezos tung ra trang web đầu tiên trong những ngày đầu thành lập Amazon.
"Chúng tôi đã dùng trang web đó để kiểm tra thử ý tưởng và sau một vài tháng thấy có hiệu quả, chúng tôi đã thay đổi và đổi tên nó thành ShopBack," cô Lai nói.
Sự cải tiến đó vẫn duy trì đến hiện tại.
Mặc dù quan niệm chiết khấu đã tồn tại nhiều thập niên ở những quốc gia khác, khi ShopBack ra đời ở châu Á vẫn tương đối là một hình thức mới. Cô Lai nói cần mất khá nhiều cuộc thử nghiệm để quảng bá cho doanh nghiệp và hướng dẫn người tiêu dùng làm như thế nào để có thể tiết kiệm trong khi tiêu tiền.
Điều đó bao gồm việc bạn sẽ chỉ định một vài thành viên trong cộng đồng trở thành "những nhân vật đặc biệt" và cho họ 11,271 SGD (khoảng 8,151 USD) - khoản tiền cao nhất mà một khách hàng có thể tiết kiệm được trong một năm nhờ dùng ứng dụng - để chứng tỏ việc dùng ứng dụng để mua sắm và tiết kiệm dễ dàng ra sao.
Chiến lược đó đã mang lại thành công lớn và được nhân rộng ra những nơi khác trong khu vực: Úc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan.
Hiện tại, mỗi tháng, ShopBack xử lý 45 triệu USD doanh thu bán hàng. Nhưng Chan cho rằng công ty vẫn còn đang trong quá trình học hỏi và bất kỳ thất bại nào cũng là một phần của tiến trình đến thành công. Thực vậy, trong góc phòng làm việc của mình, Chan dán lên tường những ghi chú "sai sót" để nhắc nhở bản thân vẫn còn không gian để cải thiện.
"Failure is just another word for the journey to success," said Chan. "Some people get lucky the first time, but you can't have that every step of the way." It's more important to find a "good team, a good problem and to work hard," he added.
"Thất bại chỉ là một cụm từ khác trong hành trình đến với thành công," Chan nói. "Một vài người may mắn từ lúc ban đầu, nhưng không phải lúc nào bạn cũng may mắn hoài. Điều quan trọng là tìm được một đội nhóm tốt, một vấn đề tốt để làm việc chăm chỉ."
Tuệ Nhiên (Theo CNBC)
FILI
|