Thứ Hai, 19/11/2018 15:05

"Trùm" cờ bạc khai không rửa tiền mà chỉ "làm BOT Bắc Giang - Lạng Sơn để giúp đất nước"

Sáng 19.11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỉ tiếp tục với phần xét hỏi. Đầu phiên làm việc thứ 7, HĐXX thẩm vấn trùm cờ bạc Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương, người bị truy tố về 2 tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền.

Ký hợp đồng khống rút tiền ra rồi quay vòng nâng khống giá trị vốn góp vào UDIC

Đối với Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (Công ty CNC), HĐXX cho rằng: Sau khi thành lập Công ty CNC, đầu năm 2015, Dương đã nhất trí tiếp nhận đề nghị của Phan Sào Nam, đứng ra phát hành game bài.

Dương chỉ đạo Lưu Thị Hồng ký hợp đồng hợp tác với Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen.

Sau khi ký hợp đồng, Dương chỉ đạo các thành viên trong công ty thuê tên miền, đăng ký tin nhắn thương hiệu; xây dựng cổng thanh toán kết nối với Công ty HomeDirect, Công ty VNPT EPAY, Công ty Ngân Lượng và Công ty GTS, thực hiện việc vận hành, đối soát sản lượng doanh thu từ hành vi tổ chức đánh bạc, thu lời bất chính hơn 1.655 tỉ đồng.

Sau khi có được một số tiền nhỏ do thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc, Dương chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà chuyển tiền góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư UDIC rồi mượn tên người khác, mở doanh nghiệp, ký hợp đồng khống rút tiền ra, quay vòng nâng khống giá trị vốn góp vào Công ty UDIC.

Đến khi được ăn chia nguồn tiền do phạm tội tổ chức đánh bạc mà có, Dương lại chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà và nhân viên cấp dưới đứng danh nghĩa công ty, cá nhân đối tác chuyển trả Công ty UDIC do hủy hợp đồng để hợp pháp hóa số tiền do tổ chức đánh bạc mà có thành tiền sạch.

Giữa năm 2017, Dương bán cổ phần ở Công ty UDIC được hơn 329 tỉ đồng và rút tiền về gửi tiết kiệm và mua tầng 5, 6 tòa nhà Icon 4 để làm trụ sở Công ty CNC.

"Mọi việc đều rất bí mật"

Trước bục khai báo, Dương thừa nhận hành vi Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Dương cho biết, khi hợp tác vận hành, phát triển game bài Rikvip với Phan Sào Nam, phía của Dương chịu trách nhiệm xin cấp phép game bài.

“Trong quá trình xin cấp phép game bài, CNC đề nghị lãnh đạo Cục C50 có văn bản gửi Bộ TTTT hỗ trợ việc cấp phép. Người gửi văn bản sang Bộ TTTT là ông Phan Văn Vĩnh lúc đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát”, Dương cho hay.

Bị cáo Nguyễn Văn Dương

Cũng theo Nguyễn Văn Dương, đầu năm 2016, Dương báo cáo với ông Nguyễn Thanh Hóa về việc ký hợp đồng 010 hợp tác với Nam và Hoàng Thành Trung. “Anh Hóa nói phải làm tiếp việc vận hành game bài”.

Bị cáo sinh năm 1975 cho hay, ngoài ông Nguyễn Thanh Hóa, còn còn một số lãnh đạo Cục C50 biết việc hợp tác giữa CNC với VTC Online - đó là ông Võ Tuấn Dũng (Cục phó C50). Tuy nhiên, vì CNC là công ty kinh tế nghiệp vụ của Bộ Công an nên mọi việc đều rất bí mật.

Trong quá trình vận hành, phát triển game bài Rikvip, Nguyễn Văn Dương khai Công ty CNC không bị cơ quan chức năng kiểm tra, còn VTC có bị kiểm tra không thì bị cáo không rõ.

Trước lời khai này, HĐXX hỏi: “Bị cáo Phan Sào Nam khai trong quá trình vận hành game bài, Công ty VTC Online bị PC50, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) làm việc. Bị cáo Nam nói đã báo cáo việc này với anh Dương, anh Dương nói sẽ làm việc với các cơ quan đó để xử lý. Bị cáo nói gì về điều này?”.

“Bị cáo nhớ Nam có nói về việc bị PC50 làm việc, nhưng vì biết VTC Online hợp tác với CNC – Công ty bình phong của Bộ Công an nên về sau không thấy gì nữa”, Dương khai tại tòa.

HĐXX hỏi: “Tại sao game bài Rikvip không được Bộ TTTT cấp phép nhưng bị cáo và đối tác của mình vẫn vận hành?”.

“Bởi, trong quá trình vận hành, phát triển, game bài Rikvip đang thí điểm, nên chúng tôi vẫn làm”, Dương cho hay.

“Nếu công ty của bị cáo là công ty đơn thuần, không phải công ty bình phong của Bộ Công an, bị cáo có dám làm điều đó không?”, HĐXX hỏi tiếp.

Bị cáo Nguyễn Văn Dương nói: “Thời điểm năm 2015, lĩnh vực game bài trên thị trường rất phổ biến. Tôi đại diện cho CNC báo cáo lãnh đạo C50 về hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Nhưng lãnh đạo C50 nói chưa có chế tài xử lý. Vì là công ty nghiệp vụ nên chúng tôi muốn trải nghiệm, tìm hiểu, đưa ra đề xuất từ thực tế để quản lý các hoạt động bất hợp pháp trên”.

"Không nhận thức được hành động "rửa tiền"

Đối với tội danh Rửa tiền, Nguyễn Văn Dương nói, không nhận thức được đó là hành động "rửa tiền". Trong quá trình kinh doanh, bị cáo là nhà đầu tư nhiều lĩnh vực. Vậy, khi có kết quả hoạt động của loại hình kinh doanh này, mong muốn đầu tư vào loại hình kinh doanh khác.

Việc Công ty UDIC góp vốn vào Công ty cổ phần BPT Bắc Giang – Lạng Sơn, tham gia Dự án đường cao tốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn vì thời điểm đó nhà nước rất khuyến khích nên bị cáo muốn góp sức giúp đất nước phát triển giao thông. Bị cáo không nghĩ đó là "rửa tiền".

Cường Ngô - Cao Nguyên

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   50 container hải sản bị ứ tại cảng (19/11/2018)

>   Bộ Công Thương: 'Không có chế tài xử lý nông sản 'đội lốt' hàng Việt' (19/11/2018)

>   Chỉ 7 tỉnh, thành đã có gần 1.500 dự án chậm triển khai (19/11/2018)

>   Vụ án đánh bạc ngàn tỉ: Nhà mạng, ngân hàng có vô can? (19/11/2018)

>   Tạm ngừng nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào và Campuchia (19/11/2018)

>   Sẽ kiến nghị làm rõ "sân sau" của một số vụ án tham nhũng (19/11/2018)

>   Xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ: "Ông trùm" Phan Sào Nam khai nộp lại 1.088 tỉ đồng tiền mặt (19/11/2018)

>   Bến du thuyền hồ Tây xa hoa một thời sao lại biến thành "nghĩa địa" hoang tàn thế này? (19/11/2018)

>   'Méo mặt' vì giá gửi xe (19/11/2018)

>   Lại giăng 'bẫy' tiền ảo lãi khủng: Có thể thanh toán toàn cầu (?!) (18/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật