Thứ Sáu, 30/11/2018 11:32

Diễn biến mới vụ 'đại chiến Vinasun - Grab': Cả hai bên đều mong muốn hòa giải

Lý do mong muốn được hòa giải, hai bên cho rằng vụ án kéo dài khá lâu, khá phức tạp và không tìm được tiếng nói chung trong việc tính thiệt hại bồi thường nên mong muốn cùng ngồi lại hòa giải với nhau.

Chủ tọa phiên tòa cho biết cả Vinasun (bìa trái) và Grab 'đều muốn hòa giải' là dấu hiệu tích cực. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Tạm dừng phiên tòa

Ngày 30.11, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự "tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương VN (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab).

Đây là phiên tòa thứ 5 sau 4 lần mở phiên tòa nhưng HĐXX cho tạm dừng phiên xử trong năm 2018. Vụ án cũng từng một lần tạm đình chỉ, 2 lần hoãn phiên xử.

Trong phiên tòa sáng 30.11, vừa mở đầu phiên tòa, chủ tọa thông báo trong quá trình tạm dừng phiên xử từ ngày 23.11 đến nay, trước khi mở phiên xử, thì có một tình tiết xuất hiện, rằng đương sự của 2 bên (Vinasun và Grab - PV) tự đến tòa có đề nghị muốn hòa giải, tuy nhiên phương án hòa giải chưa cụ thể và theo quy định pháp luật việc hòa giải này thẩm phán không thể tiến hành trong khi vụ án đã được đưa ra xét xử

Theo HĐXX, việc hai bên muốn hòa giải là dấu hiệu tích cực. "Nhưng theo quy định thì thẩm phán không thể đứng ra tiến hành hòa giải vì phiên tòa đang diễn ra. Theo quy định pháp luật, nếu vụ việc có thể hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử thì thẩm phán có thể hòa giải và ra quyết định hòa giải thành. Trong vụ cụ thể này, thụ tục hòa giải đã thực hiện nhưng không thành nên HĐXX đã đưa vụ án ra xét xử. Vì vậy, hôm nay để xử lý tình huống nguyện vọng hòa giải của hai bên nên HĐXX quay lại phần xét hỏi để xử lý các yêu cầu của hai bên đương sự", chủ tọa phân tích.

Theo đơn khởi kiện ban đầu và quá trình xét xử trong thời gian vừa qua, đại diện Vinasun giữ nguyên quan điểm yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại và hoàn toàn đồng ý kết quả giám định và văn bản giải thích của Công ty Cửu Long.

Vinasun cho rằng có đủ bằng chứng khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, không phải doanh nghiệp kinh doanh công nghệ như Đề án 24. Vinasun khẳng định chính bởi sự xâm nhập trái pháp luật của Grab vào thị trường taxi, các chương trình khuyến mãi tràn lan, cuốc xe 0 đồng của doanh nghiệp này đã khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab, gây thiệt hại cho Vinasun nên Vinasun yêu cầu Grab bồi thường hơn 41,2 tỉ đồng.

Ngược lại, đại diện ủy quyền của Grab cho rằng kết luận giám định của Công ty Cửu Long đã không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab đối với thiệt hại của Vinasun nên yêu cầu đình chỉ vụ án.

Phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.

Đến 9 giờ 50 cùng ngày (30.11), sau khi HĐXX hội ý, chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa, thời gian tạm dừng không quá 1 tháng và HĐXX sẽ thông báo lịch xử cụ thể sau.

Đồ họa: Cẩm Tiên

Phan Thương

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Đại gia cho thuê xe của Mỹ đổ bộ Việt Nam (30/11/2018)

>   Đang tuyên án hai cựu tướng công an và đường dây đánh bạc ngàn tỉ (30/11/2018)

>   Kêu thiếu kinh phí nhưng chưa 'xài' hết ngân sách làm đường, chống ngập (30/11/2018)

>   Hiệp định VPA/FLEGT về gỗ hợp pháp: Doanh nghiệp sẵn sàng, cơ quan quản lý còn băn khoăn (30/11/2018)

>   VDB, BIDV, Vietinbank nằm trong kế hoạch kiểm toán 2019 (29/11/2018)

>   EVN: 'Nguy cơ cắt điện từ đầu năm 2019 vì thiếu than' (29/11/2018)

>   Thuê định giá khu đất ông Tất Thành Cang chọn xây bệnh viện (29/11/2018)

>   Ông Phan Văn Vĩnh đối mặt với mức án nào? (29/11/2018)

>   Xét xử đại án Ngân hàng Đông Á: "Xài" tiền dân gửi như của nhà mình (29/11/2018)

>   Grab, Go Viet đua 'đốt tiền' để hút khách gọi đồ ăn (29/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật