Thứ Hai, 22/10/2018 20:00

Chuyển động dòng tiền 15-19/10

Thanh khoản cổ phiếu nào sụt mạnh nhất tuần qua?

Tuần giao dịch 15-19/10, cùng với diễn biến giảm điểm trên cả hai sàn HOSE và HNX thì thanh khoản trên cả 2 sàn này cũng sụt giảm đáng kể.

Cụ thể, trên HOSE, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt gần 149 triệu đơn vị/phiên, giảm tới gần 37% so với tuần trước đó. Về mặt giá trị giao dịch, mức giảm so với tuần trước là hơn 31%, xuống còn 3,670 tỷ đồng/phiên. Tương tự, khối lượng giao dịch bình quân trên HNX cũng giảm tới hơn 35% về mức gần 40 triệu đơn vị/phiên. Giá trị giao dịch bình quân cũng theo đó mà giảm về 522 tỷ đồng/phiên, ứng với tỷ lệ giảm gần 38%.

Nhìn vào top 20 cổ phiếu có thanh khoản tăng mạnh nhất trên sàn HOSE có thể thấy rõ sự sụt giảm thanh khoản này: Không có những cổ phiếu tăng khối lượng giao dịch bình quân trên 100% như những tuần trước. Cổ phiếu tăng mạnh nhất là APG của CTCK An Phát cũng chỉ tăng gần 80% về khối lượng giao dịch bình quân so với tuần trước. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu này đạt trên 679,000 đơn vị/phiên.

Vừa qua, công ty này đã công bố báo cáo tài chính quý 3 với số lãi sau thuế gần 4 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức 134 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Theo giải trình, APG cho biết kết quả tăng đột biến này chủ yếu là nhờ lãi bán các tài sản tài chính và lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng mạnh.

Xếp sau APG về mức tăng thanh khoản, QBS ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng gần 70% so với cùng kỳ, đạt trên 487,000 đơn vị/phiên. Cổ phiếu này cũng đã có một tuần tăng điểm tích cực với tỷ lệ tăng 12.14%.

Ngoài một vài mã tăng thanh khoản đáng kể như BCG, ATG, SAM, phần còn lại của top 20 cổ phiếu tăng thanh khoản mạnh cũng chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân nhỉnh hơn so với tuần trước đó 1 chút.

Nhóm cổ phiếu giảm mạnh thanh khoản trên HOSE lại càng minh chứng rõ hơn sự thiếu vắng của thanh khoản trên thị trường. Hầu hết các mã trong top 20 mã có thanh khoản giảm mạnh nhất sàn HOSE đều ghi nhận khối lượng giao dịch giảm sâu so với tuần trước. Mức giảm cũng khá rộng khi mã có khối lượng giao dịch bình quân giảm mạnh nhất là DPM cũng giảm tới 56.5% so với tuần trước.

Đứng đầu bảng về mức sụt giảm thanh khoản là TLD với tỷ lệ giảm gần 83%. Khối lượng giao dịch bình quân theo đó giảm xuống còn hơn 142,000 đơn vị/phiên.

Xếp sau là DCM với khối lượng giao dịch bình quân trong tuần chỉ đạt hơn 254,000 đơn vị/phiên, giảm gần 75% so với tuần trước.

Một số mã nhóm bất động sản như VPI, FLC, DIG cũng rơi vào tình trạng thanh khoản giảm mạnh trong tuần. Bên cạnh đó, hai cổ phiếu thép là HSGTLH cũng có tình trạng tương tự.

Top 20 cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HOSE

Kể tới sàn HNX, dòng tiền thật sự thiếu vắng trên sàn này khi chỉ có 9 mã có thanh khoản tăng. Đứng đầu là ACM với mức tăng gần 96% về khối lượng giao dịch bình quân. Tuy nhiên, con số tuyệt đối cũng chỉ ở mức 372,000 đơn vị/phiên dù cổ phiếu này chỉ có giá trong khoảng 800 đồng/cp.

Trong khi đó, chiều giảm trên HNX lại “sôi động”  hơn nhiều. Hàng loạt cổ phiếu giảm thanh khoản. Giảm mạnh nhất là ITQ với khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt trên 156,000 đơn vị/phiên, tương ứng sụt 77% so với tuần trước. Hàng loạt đại diện của nhóm tài chính ngân hàng có tên trong danh sách giảm thanh khoản giảm mạnh nhất. Đó là những cái tên MBS, SHB, ACB, ART, SHSNVB. Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng có 2 đại diện là PVBPVS.

Những cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HNX

* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Luật Chứng khoán sửa đổi: Thêm gợi ý cho phương án nới room ngoại lên 100% (22/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 22/10: Ồ ạt thoát hàng, VN-Index mất hơn 8 điểm trong phiên chiều (22/10/2018)

>   22/10: Bản tin đầu tuần (22/10/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 22/10 (22/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật ngành thực phẩm & đồ uống – Tháng 10/2018: MSN (23/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 19/10: VN-Index giảm điểm trong phiên tái cơ cấu của các quỹ ETFs nội (19/10/2018)

>   CMG nhìn lại từ "vùng đỉnh" (22/10/2018)

>   Kiếp chứng khoán - Kinh nghiệm chơi với “gấu” (23/10/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/10 (19/10/2018)

>   Nhiều quỹ đầu tư quan tâm tới cổ phiếu của Cenland (18/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật