Thứ Hai, 01/10/2018 17:15

“Tạo cơ chế để doanh nghiệp Việt mua lại doanh nghiệp FDI”

Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có được công nghệ, đổi mới, nâng cấp công nghệ để tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần tiếp tục tạo môi trường và cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mua lại các doanh nghiệp có vốn FDI - Ảnh minh hoạ.

"Doanh nghiệp FDI như một con ong. Khi con ong đi hút mật không chỉ đảm bảo sự sinh tồn của nó mà còn làm thêm động tác thụ phấn để đơm hoa, kết trái. Nhà đầu tư nước ngoài cũng vậy, khi họ đầu tư phải có lợi ích và việc họ đầu tư là một cách gián tiếp đóng góp cho nền kinh tế, tạo nguồn vốn, việc làm, các giá trị cho nền kinh tế và đóng góp cho thu ngân sách, góp phần xóa đói giảm nghèo…", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại Toạ đạm Dấu ấn FDI diễn ra cuối tuần qua.

Cho rằng khu vực có vốn FDI có nguồn lực quan trọng song theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, doanh nghiệp trong nước mới là quyết định. Bởi vì, hiện nay vốn của khu vực FDI chỉ mới chiếm 25% của tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khi đó nguồn lực trong nước được đánh giá có vai trò hết sức quan trọng.

Qua 30 năm thu hút FDI, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp.

Do vậy, trong thời gian tới, đối với doanh nghiệp FDI, cần tiếp tục có các chính sách để hỗ trợ và tiếp tục coi đầu tư FDI là một thành phần của nền kinh tế Việt Nam.

Chúng ta phải xác định rõ những vấn đề mà khu vực FDI còn tồn tại, hạn chế là do thể chế, chính sách hay do khâu tổ chức thực thi. Nếu xác định được nguyên nhân phải đưa ra được giải pháp và điều chỉnh lại để quản lý chặt chẽ hơn và có những "bộ lọc", đảm bảo phù hợp với định hướng thu hút FDI trong thời gian tới.

Đối với doanh nghiệp trong nước, phải tập trung phát triển các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để giải phóng sức sản xuất và khai thông các nguồn lực, phát huy các nguồn lực trong nước.

Bên cạnh đó, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Khi các doanh nghiệp trong nước phát triển và tiệm cận được với tiêu chuẩn, trình độ doanh nghiệp FDI thì tự khắc các doanh nghiệp này sẽ liên kết được với nhau.

"Chúng ta đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và trong thời gian tới, xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ và xây dựng chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện lớn mạnh, tham gia được sân chơi chung và liên kết được với các doanh nghiệp FDI", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về vấn đề mua bán sáp nhập, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần tiếp tục tạo môi trường và cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mua lại các doanh nghiệp có vốn FDI. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có được công nghệ, đổi mới, nâng cấp công nghệ để tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng. 

KIỀU LINH

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   'Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn sử dụng sai 1.900 ha đất công' (01/10/2018)

>   Những mô hình 'Siêu Ủy ban' của thế giới mà Việt Nam học tập (01/10/2018)

>   Thu nghìn tỷ, 'ông trùm' đường cao tốc ước lãi chưa đến 400 triệu (01/10/2018)

>   Bến du thuyền của Vũ 'nhôm' sẽ trở thành trung tâm thông tin du lịch? (01/10/2018)

>   Quảng Ninh sáp nhập 7 chi cục thuế thành 3 chi cục (01/10/2018)

>   Cao su Việt và những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (01/10/2018)

>   TP.HCM tăng phí giữ xe (01/10/2018)

>   Cấm dịch vụ đòi nợ thuê, được không? (01/10/2018)

>   Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 (01/10/2018)

>   Chợ đêm tiền tỷ ở Lý Sơn vắng cả người bán lẫn khách mua (01/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật